Chỉ bạn những địa chỉ du lịch tâm linh nên ghé đầu năm quanh Hà Nội

3 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Đầu năm là nơi nhiều người đi du lịch, thăm quan và đến các đền chùa để cầu nguyện một năm mới an yên và may mắn. Đây vừa là phong tục vừa là nét đẹp của văn hóa dân tộc ta. Nếu bạn đang ở Hà Nội và chưa biết địa chỉ du lịch tâm nào linh thiêng, hấp dẫn tại Hà Nội thì hãy cùng VIP Sedan tìm hiểu những danh sách dưới đây nhé.

1. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc

Nằm trên một hòn đảo của Hồ Tây, chùa Trấn Quốc là ngôi chùa linh thiêng và cổ nhất Hà Nội với hơn 1500 tuổi. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa không chỉ nổi tiếng bởi tuổi đời mà còn bởi kiến trúc được sắp xếp theo trật tự và tuân thủ mọi yêu cầu nghiêm ngặt của kiến trúc Phật giáo.

Ngôi chùa mang ý nghĩa lịch sử to lớn bởi khi chùa Trấn Quốc ra đời cũng là lúc khai sinh nhà nước Vạn Xuân của vua Lý Nam Đế, do đó lúc mới xây dựng chùa có tên là chùa Khai Quốc. Năm 2016 là năm đánh dấu mốc lịch sử của chùa khi được xếp và Top 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do tờ báo Daily Mail bình chọn.

Đến chùa, du khách có thể cầu bình an, cầu may mắn để đánh dấu cho mọi sự khởi đầu tốt đẹp, là điều mà ai cũng mong muốn trong những ngày đầu xuân năm mới. Ngoài ra, du khách còn có cơ hội tham quan Bảo Tháp lục độ đài sen tại chùa Trấn Quốc. Tháp có 11 tầng, mỗi tầng có 6 ô của hình vòm, mỗi ô lại được đặt 1 pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý.

Do đó, chùa không chỉ thu hút khách du lịch bởi sự linh thiêng mà còn được tận hưởng những phút giây yên bình, thanh tịnh rời xa cảm giác xô bồ của thế giới bên ngoài.

Địa chỉ: đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội

2. Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh tọa lạc trên phố Tây Sơn, Hà Nội. Được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng do ảnh hưởng, tổn thất từ các cuộc chiến tranh xảy ra nên chùa bị phá hủy và được trùng tu lại để tưởng nhớ công lao gian khổ của nhà chùa giúp đỡ vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. là nơi trú ẩn của quan quân triều đình nhà Nguyễn trong việc đánh thắng quân Thanh.

Chùa từ lâu đã trở thành một địa chỉ tâm linh quen thuộc và nổi tiếng linh thiêng đối với người dân Hà Nội. Chùa nổi tiếng về dâng sao giải hạn đầu năm và có kiến trúc cổ kính, thanh tịnh thế nên ngay sau thời khắc giao thừa, rất đông người đã tới đây cầu may, hái lộc và xin quẻ may mắn cho một năm mới bình an và vui vẻ.

Địa chỉ: số 382 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội

3. Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh

Đền Quán Thánh còn có tên gọi là Trấn Vũ Quán, từ xa xưa đền đã nổi tiếng khắp miền Bắc. Đền thờ pho tượng đồng cao 4m của thần Huyền Thiên Trấn Vũ - vị thần trấn giữ hướng Bắc của kinh thành Thăng Long. Ông được người dân tôn kính với nhiều giai thoại ly kỳ và đã nhiều lần cứu nguy, bảo vệ đất nước.

Không chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay. Do đó theo quan niệm dân gian, du khách đến đây có thể cầu mong sự bảo vệ, che chở, an lành và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Địa chỉ: đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận Ba Đình

4. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ xây dựng vào thế kỷ 15 dưới thời vua Lê Thế Tông. Chùa Quán Sứ không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà đây còn trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chùa Quán Sứ là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội.

Điều độc đáo ở ngôi chùa linh thiêng này là tại Gian Quan âm đang trưng bày pho tượng hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.

Chùa có ý nghĩa lịch sử lâu đời, có không gian trang nghiêm, thanh tịnh, những câu đối được viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ, đây là một điểm đến mà du khách không thể bỏ qua trong chuyến du xuân đầu năm để cầu nguyện cho một năm mới bình an, hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

Địa chỉ: Số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

5. Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn nằm cạnh Hồ Hoàn Kiếm, cùng với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đài Nghiên, tháp Bút đã tạo thành quần thể kiến trúc nổi tiếng được coi là biểu tượng của thủ đô thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Đây là nơi linh thiêng, khi xưa các sĩ tử thường đến cầu xin việc học hành được thuận lợi, đỗ đạt. Đền Ngọc Sơn nằm trong quần thể di tích Hồ Gươm đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa năm 1980.

Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh (Mẫu Liễu Hạnh), người được cho là đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu. Theo truyền thuyết trong dân gian Việt Nam, bà chúa Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử, vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, 3 lần giáng trần và có rất nhiều công trạng đối với nhân dân, hành thiện giúp đời nên được người dân tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân" và cuối cùng quy y cửa Phật. Vì vậy ở đây thu hút rất nhiều du khách đến cầu mong một năm mới đầy may mắn và tài lộc.

Điều độc đáo nhất ở phủ thờ là ba pho tượng nữ thần đặt song hành. Ba vị này hợp thành Tam Phủ. Và theo quan niệm của Tam Phủ: người cai quản thiên phủ có thiên phúc ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa sá xóa bỏ tội lỗi cho con người, cai quan thủy phủ có thủy quân cởi bỏ chướng ngại khó khăn cho con người. Với sức mạnh như vậy Phủ Tây Hồ là điểm đến hấp dẫn của mọi người.

Ngoài ra Phủ Tây Hồ còn được biết đến là nơi cầu tình duyên rất linh thiêng. Đến đây du khách còn có thể tận hưởng cả bầu không khí trong lành thoáng đãng của hồ Tây, hòa mình trong tiết trời mùa Xuân với những cơn gió mát đầu mùa.

Địa chỉ: Làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội

7. Chùa Hà

Chùa Hà

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng cầu tình duyên. Chùa có kiến trúc vô cùng cổ kính với nhiều giá trị lịch sử dân tộc. Chùa có khuôn viên rộng với không gian thanh tịnh tuyệt đối, đối lập hẳn với mọi sự ồn ào của phố xá Hà Nội phía bên ngoài.

Vào ngày rằm và mồng một hàng tháng là du khách thập phương lại đổ về chùa để lễ Phật. Đặc biệt, đối với các nam thanh, nữ tú những ai chưa tìm được người thương trong ngày đầu năm sẽ đến lễ và xin tình duyên được vẹn tròn. Còn đối với những cặp vợ chồng đến để cầu mong cho tình duyên lứa đôi ngày càng nồng thắm keo sơn. Đó là lý do nếu ở các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ.

8. Văn Miếu - Quốc Tử Giám

khu Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đây là quần thể di tích đa dạng và phong phú với kiến trúc cổ tuyệt đẹp và được coi là biểu tượng văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Hơn hết Văn Miếu mang ý nghĩa văn hóa vô cùng to lớn của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, là minh chứng cho lịch sử hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, được thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một quần thể kiến trúc bao gồm: vườn Giám, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và, hồ Văn và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Đặc biệt, nơi đây còn có hàng trăm bia đá đề danh tiến sĩ, thể hiện cho tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam. Vào dịp đầu năm, Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút rất đông người dân và du khách đến lễ đầu năm. Phố ông đồ cũng là một lý do thu hút thêm nhiều du khách đến đây xin chữ trong dịp đầu năm mong muốn xin may mắn trong học hành, thi cử đỗ đạt, công danh, sự nghiệp và du xuân.

Địa chỉ: Phố Văn Miếu, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội

Lễ khai hội xuân: Ngày 2 tháng 2 âm lịch

9. Chùa Hương

Chùa Hương

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, chùa Hương là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng của miền Bắc. Tọa lạc trên mảnh đất non xanh nước biếc, cảnh sắc hữu tình. Động Hương Tích và chùa Thiên Trù là hai địa điểm chính thu hút đông đảo du khách tới thăm nhất. Ngoài ra, quần thể chùa Hương còn rất nhiều ngôi chùa, đền nổi tiếng như đền Cửa Võng, chùa động Tiên Sơn, chùa Giải Oan,… Chùa Hương là miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm tu hành. Vì vậy đi chùa Hương bạn nên cầu bình an cho gia đình.

Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cảnh chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị. Khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động văn hóa của lễ hội chùa Hương.

Địa chỉ: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Để đến du lịch các địa điểm trên, bạn có thể thuê xe du lịch 4 đến 45 chỗ ngồi tại Hà Nội để chuyến đi được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Tham khảo: tintucvietnam.vn

Zalo Facebook
Liên hệ