Địa đạo Củ Chi xưa và nay - nguồn cảm hứng cho bộ phim của Thái Hòa

1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Địa đạo Củ Chi đã chứng kiến các cuộc chiến đấu khốc liệt và trở thành biểu tượng của sự kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Sắp tới, nơi đây sẽ được tái hiện trong bộ phim điện ảnh "Địa đạo".

Địa đạo Củ Chi nằm ở ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh. Đây là hệ thống địa đạo rộng lớn và phức tạp nằm sâu trong lòng đất, bao gồm các đường ngầm ngang dọc, tỏa rộng như mạng nhện, kết nối liên hoàn với chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm chỉ huy, họp, sinh hoạt,... 

Lịch sử hình thành Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi được xây dựng, sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1948). Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất ở 2 xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An nhằm mục đích  ẩn nấp và cất giấu tài liệu, vũ khí. Thời kỳ đầu, mỗi làng đều tự xây dựng một địa đạo riêng với những đoạn ngắn và cấu trúc đơn giản. Về sau, do nhu cầu đi lại giữa các làng, xã nên họ đã thông các địa đạo với nhau tạo thành một hệ thống địa đạo phức tạp hơn.

Địa đạo chằng chịt mọc xuyên trong lòng đất

Đến thời kỳ kháng chiến quân xâm lược Mỹ, Địa đạo Củ Chi được Khu ủy, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định chọn làm địa bàn hoạt động. Chỉ bằng những vật dụng thô sơ như lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất bằng tre, dân dân Củ Chi đã tạo nên  một hệ thống đường hầm ngoắt ngoéo, nhiều tầng, dài hơn 200km xuyên trong lòng đất, kết hợp với 500km chiến hào, cộng sự trên mặt đất tạo thành "thiên la địa võng" khiến kẻ địch khiếp sợ. 

Lối đi chật hẹp trong lòng đất

Riêng việc vận tải hàng vẹn mét khối đất đi phi tang nhằm giữ bí mật địa đạo đã là công việc vô cùng gian khổ, công phu. Một số cách mà dân ta áp dụng lúc bấy giờ là đổ đất xuống các hố bom ngập nước, đắp thành ụ mối, đem ra đồng ruộng cày bừa và trồng hoa màu lên trên,... để vừa bám trụ sản xuất vừa đánh giặc giữ làng. 

Kết cấu của Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi được đào trong khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Không khí trong địa đạo được lấy qua các lỗ thông hơi. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất nên có thể chịu được sức công phá của các loại bom của quân đội Mỹ. 

Hệ thống địa đào gồm 3 tầng, từ đường "xương sống" tỏa ra vô số nhanh nhỏ, dài và ngắn thông nhau. Có nhánh trổ ra sông Sài Gòn để trong tình thế nguy cấp có thể vượt sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương). 

  • Tầng 1 cách mặt đất 3 mét, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép.
  • Tầng 2 cách mặt 5 - 8 mét có thể chống được bom cỡ nhỏ
  • Tầng 3 cách mặt đất 8 - 12 mét.

Đường lên xuống địa đạo được bố trí bằng các nắp hầm bí mật, bên ngoài được ngụy trang vô cùng tinh vi, khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Xung quanh cửa hầm được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn nhằm tiêu diệt kẻ địch đến gần. 

Nắp hầm được ngụy trang vô cùng tinh vi

Liên hoàn với các đường trong địa đạo có các hầm rộng để mắc võng nghỉ ngơi sau khi chiến đấu, nơi dự trữ vũ khí, lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm giấu khói trong đất, hầm làm việc của chỉ huy, hầm giải phẫu chữa trị cho thương binh, hầm chữ A cho phụ nữ, người già, trẻ em trú ẩn. Ngoài ra, còn có một số hầm lớn với mái lợp thoáng mát được ngụy trang khéo léo, dùng để hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ để nâng cao tinh thần.

Bếp Hoàng Cầm giấu khói

Phòng họp trong địa đạo

Từ đường xương sống của địa đạo tỏa ra nhiều nhánh

Trong hầm có thắp đèn và nắp hố để đảm bảo an toàn cho người tham quan

Địa đạo Củ Chi ngày nay

Trên cơ sở khoanh vùng bảo vệ, hiện trạng của Địa đạo Củ Chi ngày nay được xác định bao gồm:

Khu vực bảo vệ I: gồm một phần hệ thống đường hầm và một số công trình phục dựng, tôn tạo

  • Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A)
  • Cụm công trình gồm ụ thông hơi và hai miệng địa đạo - đoạn dẫn ra sông Sài Gòn
  • Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (Khu B)
  • Địa đạo Bến Đình

Khu vực bảo vệ II: gồm một phần diện tích bao quanh khu vực bảo vệ I của Khu A , Khu B, Địa đạo Bến Đình và các công trình xây dựng khác.

  • Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược
  • Khu tái hiện vùng giải phóng và Khu vực mô phỏng cảnh quan kiến trúc Biển Đông, Nhà trưng bày sa bàn Trận càn Cedar Falls
  • Đền thờ thuộc Khu Truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định

Lối xuống hầm 

Ngoài các công trình thuộc khu vực bảo vệ I và khu vực bảo vệ II, trong khuôn viên di tích còn có một số khu vực được dựng lên để phục vụ du khách như khu bắn súng thể thao, khu vực khách sạn và nhà hàng, các văn phòng làm việc, khu vực nhà để xe và một số công trình phụ trợ...

Du khách trải nghiệm bắn súng tại khu di tích địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi hiện nay không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là một địa điểm du lịch thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi đến tham quan, khám phá. Nơi đây được đánh giá là một công trình trong 6 công trình nhân tạo nổi tiếng thế giới và lọt top 7 điểm đến kỳ lạ nhất khu vực Đông Nam Á. 

Đến với Địa đạo, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị như tham quan hầm địa đạo, khám phá khu tái hiện vùng chiến tranh, trải nghiệm bắn súng cho đến tham gia các hoạt động giáo dục về lịch sử, văn hóa. 

Địa đạo Củ Chi lên màn ảnh rộng

Bộ phim điện ảnh "Địa đạo" lấy bối cảnh Địa đạo Củ Chi, dự kiến ra rạp ngày 30/4/2025 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bộ phim được quay bởi đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cùng với sự góp mặt của dàn diễn viên tên tuổi: Thái Hòa, Quang Tuấn, Diễm Hằng Lamoon, Anh Tú Wilson, Hồ Thu Anh... 

Thái Hòa cùng dàn diễn viên tên tuổi của bộ phim “Địa Đạo”

Thái Hòa được ví như ông hoàng phòng vé, các bộ phim điện ảnh mà anh tham gia như Để mai tính, Quả tim máu, Người vợ ma,... đều cháy vé và giúp anh giành được nhiều giải thưởng danh giá. Khán giả đều rất mong đợi vào bộ phim Địa đạo sắp khởi quay do anh đóng chính bởi họ tin tưởng vào mắt chọn kịch bản của anh.  

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đang hướng dẫn diễn viên ở trường quay

Đường đến Địa đạo Củ Chi

Trong khi chờ bộ phim công chiếu, chúng ta có thể đi tham quan Địa đạo Củ Chi để cảm nhận sâu sắc về thời kỳ kháng chiến gian khổ và dũng cảm của dân tộc Việt Nam.

Địa đạo Củ Chi cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 70km. Phương tiện di chuyển phổ biến là tự lái xe, đi xe buýt, taxi hoặc xe du lịch

Với những du khách ở tỉnh thành xa xôi, bạn đi máy bay đến sân bay Tân Sơn Nhất, đi taxi sân bay Tân Sơn Nhất qua đường tỉnh lộ 15 khoảng 1 tiếng rưỡi sẽ đến Địa đạo Củ Chi (cách sân bay khoảng 50km). 

Với khách tham theo nhóm đông người như đoàn thể, doanh nghiệp, trường học,... thì hầu hết sẽ chọn phương án thuê xe riêng Sài Gòn có tài xế hoặc thuê xe du lịch Sài Gòn để đảm bảo di chuyển an toàn, tiện nghi.  

Lưu ý cho du khách tham quan Địa đạo Củ Chi

- Giờ mở cửa: 7:00 - 17:00 vào tất cả các ngày trong tuần.

- Du khách mua vé vào cổng và vé tham quan, trong đó:

+ Vé vào cổng và tham quan địa đạo: 35.000đ/người đối với du khách Việt Nam, 70.000đ/người đối với du khách nước ngoài

+ Giá vé tham quan Khu tái hiện Vùng giải phóng: 65.000đ/người (xem phim tài liệu dưới dạng 3d khoảng 15p và đi tham quan cảnh làng xá được tái hiện lại)

- Tham quan Địa đạo cần có sức khoẻ nhất định để đi xuyên suốt các khu di tích và chui qua các lối hầm tối và nhỏ. 

- Trong địa đạo hơi khó thở một chút do ít không khí. Du khách nên đi tham quan vào buổi sáng các ngày giữa tuần, hạn chế đi vào cuối tuần vì thời gian này rất đông học sinh đi ngoại khóa. 

Zalo Facebook
Liên hệ