Trong xe, người ngồi cũng được phân cấp. Người trên là những người lớn tuổi hoặc có chức vụ cao. Người đồng cấp bao gồm vợ chồng, bạn bè và đồng nghiệp. Cuối cùng, người nhỏ hơn là trẻ em hoặc nhân viên.
Phân cấp vị trí ghế dựa vào mức độ an toàn và thoải mái. Ghế sau bên phải là chỗ ngồi đắc địa, an toàn nhất, trong khi ghế giữa ít thoải mái hơn. Bởi trong trường hợp có va chạm, người lái theo phản xạ tự nhiên sẽ đánh lái theo hướng bảo vệ cho bản thân nên những người ngồi phía sau tài xế sẽ an toàn hơn. Đồng thời, người phía sau sẽ bị tác động vật lý ít hơn so với người ngồi đằng trước. Bên cạnh đấy, bạn nên tránh ngồi ở ghế phụ lái vì đây là vị trí được cho là ít an toàn, thường vị trí này dành cho những người đồng cấp.
Quy tắc chọn chỗ ngồi khi đi cùng cấp trên chú trọng đến hai điểm chính: sự thoải mái và an toàn, cũng như thuận tiện cho giao tiếp với cấp trên. Dưới đây là một số tình huống thường gặp khi đi xe ô tô cùng sếp.
Sếp là tài xế:
Bạn nên ngồi cạnh sếp để dễ trò chuyện. Tránh ngồi ghế sau nếu không muốn bị hiểu nhầm là "ông chủ". Tuy nhiên, thực tế, trường hợp này rất hiếm gặp, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, “bất khả kháng”.
Sếp ngồi ghế phụ
Ngồi ngay sau tài xế để có thể dễ dàng giao tiếp. Ngồi sau lưng sếp có thể khiến cuộc trò chuyện bị ngắt quãng và dễ bị hiểu nhầm vai trò.
Sếp ngồi ghế sau
Ghế sau bên phải là vị trí đắc lợi nhất, an toàn và nhiều tiện lợi. Thường đây sẽ là vị trí dành cho lãnh đạo. Bạn có thể ngồi cạnh tài xế để sếp có không gian riêng. Nếu bạn là trợ lý hoặc thư ký, hãy ngồi cạnh, ghế sau đối diện tài xế để trao đổi công việc dễ hơn.
Sếp yêu cầu bạn lái xe:
Khi đó, bạn không cần lo lắng về chỗ ngồi. Sự an toàn của lãnh đạo là ưu tiên hàng đầu, bạn chỉ cần tập trung vào việc lái xe.
Nếu bạn là người thường xuyên đồng hành cùng sếp, thì việc trang bị kiến thức, kinh nghiệm chuẩn bị xe đưa đón sếp lớn, giám đốc, và quản lý cấp cao là việc rất quan trọng và cần thiết. Điều này không chỉ giúp bạn thể hiện sự tinh tế và khéo léo trong mắt cấp trên, mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp trong quan hệ đối tác cũng như trong công việc.
Đối với một số dòng xe cao cấp hay xe đưa đón chuyên gia còn có tấm chắn giữa ghế trước và sau, tạo không gian riêng cho lãnh đạo để bàn luận và trao đổi thông tin một cách an toàn. Chẳng hạn, trên xe Toyota Camry tại Việt Nam, người ngồi ở ghế sau có thể dễ dàng điều chỉnh ghế phụ phía trước tiến lùi bằng nút điện tích hợp ngay trên tựa lưng. Trong khi đó, xe Mercedes S-Class, vị trí phía sau bên phải là nơi duy nhất có thể "biến" thành chiếc giường nằm. Ngồi ở vị trí này giúp việc ra vào xe trở nên an toàn và thuận tiện hơn, đặc biệt khi dừng bên lề đường.
Mẹo: Trong trường hợp đi đông người hơn (4 hoặc 5 người), hoặc đi xe 7 chỗ, bạn không biết nên ngồi đâu, hãy đợi sếp lên xe trước; vị trí còn lại sẽ tự động là của bạn. Đây là cách đảm bảo sự tế nhị trong tình huống này và cần ứng xử linh hoạt để tránh khó xử.
Khi di chuyển cùng những người thân yêu trong xe gia đình, việc chọn chỗ ngồi trở nên thoải mái và linh hoạt hơn. Bạn có thể điều chỉnh vị trí ghế ngồi từ bên trái sang bên phải. Nếu chỉ có hai người, ghế lái sẽ dành cho người điều khiển, trong khí ghế phụ sẽ là chỗ ngồi dành cho người đồng cấp.
Những cặp đôi nên ngồi chung một hàng ghế, tức là cùng ngồi ở ghế trước hoặc ghế sau (nếu có tài xế riêng). Việc ngồi cạnh nhau không chỉ tạo sự gắn kết mà dễ dàng tâm tình, thủ thỉ như nxg câu chuyện to nhỏ trong suốt hành trình. Nếu bạn đi cùng người yêu, hãy nhớ ngồi cạnh nhau thay vì ngồi lên ghế phụ hoặc ngồi một mình ở ghế sau.
Nên nhường hàng ghế phía sau cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai để đảm bảo sự tiện nghi và an toàn. Người lái xe cũng cần cẩn trọng hơn khi di chuyển, hãy cố gắng tránh di chuyển những đoạn đường dài và thường xuyên dừng nghỉ để các mẹ có thể thư giãn suốt chuyến đi. Đối với trẻ em, nên sử dụng ghế ngồi ô tô chuyên dụng để đảm bảo an toàn và thoải mái. Nên ưu tiên cho mẹ và bé ngồi ở ghế sau bên phải, nơi an toàn nhất.
Khi đi cùng với người già hoặc người tàn tật, dù bạn là người lái xe hay có chức vụ cao hơn thì cũng nên nhường vị trí ưu tiên cho họ, thường là ghế phụ trên. Đôi khi, không cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc mà có thể linh động tùy theo từng tình huống, miễn sao phù hợp với đạo đức và văn hóa hiện đại.
Nếu đi với một nhóm bạn có cả nam và nữ thì nam nên ngồi phía trước, chị em phụ nữ ngồi phía sau. Vì điều này thể hiện sự ga lăng và bao bọc của người đàn ông dành cho phụ nữ.
Ưu tiên ngồi ở vị trí đầu xe, hoặc chủ động ngồi gần cửa sổ, vì đây là những chỗ lý tưởng nhất để chống say xe nhờ ít bị ảnh hưởng bởi rung lắc và xô đẩy. Bạn nên chọn ghế phụ lái hoặc ghế giữa hàng ghế đầu tiên. Nên mở cửa sổ cho thoáng, mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định, giảm thiểu sự mâu thuẫn giữa thông tin thị giác và các giác quan khác cũng là cách giảm say xe và đau đầu.
Đối với những xe cỡ nhỏ có không gian ghế sau hạn chế và không có cửa gió điều hòa, bạn nên nhường ghế phụ trước cho những người ưu tiên, như người dễ say xe hoặc có vấn đề sức khỏe.
Mặc dù có những quy tắc riêng trong văn hóa ngồi xe 4 chỗ, nhưng tùy vào từng trường hợp và thói quen, bạn có thể điều chỉnh để đảm bảo sự thuận tiện và thoải mái. Tùy thuộc vào vùng miền và quốc gia khác nhau, sẽ có những phong tục khác nhau, nhưng nhìn chung, bạn nên nắm rõ những quy tắc này để ứng xử phù hợp.