Hành trình đến Miếu Nổi - chốn cầu duyên nổi tiếng ở Sài Gòn

1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Miếu Nổi được dân gian truyền tai nhau là địa điểm cầu duyên nổi tiếng rất linh thiêng ở Sài Gòn. Một số khách hàng trẻ từng thuê xe riêng Sài Gòn, xe du lịch Sài Gòn của VIP Sedan đều ghé nơi này cầu duyên khi du lịch Sài Gòn.

Miếu Nổi Phù Châu ở đâu? Vì sao gọi là Miếu Nổi?

Giữa Sài Gòn tấp nập, nhộn nhịp, vẫn tồn tại một góc nhỏ bình yên, đó là nơi tọa lạc của Miếu Nổi Phù Châu cổ có niên đại gần 300 năm. Miếu Nổi Phù Châu còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Phù Châu Miếu, Chùa Miếu Nổi. 

Miếu Nổi nằm trên sông Vàm Thuật, Phường 5, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là Sài Gòn). Miếu Nổi có địa hình khá đặc biệt. Toàn bộ diện tích của miếu bao trùm trên một cồn đất (cù lao) nhỏ nổi trên mặt sông Vàm Thuật, thế nên người dân thường gọi là Miếu Nổi.

Thời gian mở cửa của Miếu Nổi

Miếu Nổi Phù Châu mở cửa từ 8 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Vào ngày lễ, Tết như Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan,... Miếu Nổi thường tổ chức lễ hội vào những ngày này nên thời gian mở cửa đón khách sẽ kéo dài đến 8 giờ tối.

Phương tiện đến Miếu Nổi Phù Châu, Sài Gòn

Từ sân bay Tân Sơn Nhất, du khách đi theo đường Nguyễn Thái Sơn, rẽ vào đường Trần Bá Giao, đi vài trăm mét nữa sẽ đến bãi đỗ xe để ngồi đò đến miếu. Thời gian ngồi đò sẽ mất khoảng 5 phút.  

Nếu du khách lần đầu tới Sài Gòn, chưa thực sự quen đường, du khách nên đi xe buýt, xe ôm công nghệ, taxi sân bay Tân Sơn Nhất hoặc thuê xe du lịch Sài Gòn, thuê xe riêng Sài Gòn có tài xế riêng đến bến đò để tiết kiệm thời gian, tránh bị lạc đường.

Những nét đặc trưng của Miếu Nổi

Sự tích Miếu Nổi Phù Châu

Sự tích Miếu Nổi xoay quanh rất nhiều câu chuyện thú vị, mỗi câu chuyện lại có các phiên bản khác nhau. Một số người kể rằng, ngày xưa có một người đàn ông làng chài vớt phải một thi thể phụ nữ ở khúc sông Vàm Thuật. Ông đem đi chôn ở cù lao và lập một ngôi miếu nhỏ để thờ linh hồn người đã khuất. 

Vậy nhưng khi bạn có dịp đến Miếu Nổi sẽ thấy một câu chuyện khác trên văn bia. Chuyện rằng có một ngư dân nọ vớt được một pho tượng từ dưới sông lên, mọi người nghĩ đó là tượng Bà Thủy Tề nên đã lập miếu thờ cúng. Sau khi trùng tu, Miếu Nổi thờ thêm thờ Phật Di Lặc, Thập Bát La Hán,... và dần được nhiều người biết đến, trở thành điểm tham quan nổi bật của Thành phố. 

Miếu Nổi thờ ai? Cầu vị nào để tình duyên may mắn?

Miếu Nổi chia thành 3 khu vực thờ phụng chính, bao gồm Tiền Điện, Trung Điện, Chính Điện. Mỗi điện có cách bài trí và thờ các vị thần khác nhau.

  • Tiền Điện thờ Phật Di Lặc ở khu vực chính giữa, hai bên là Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước Tiền Điện là vị trí đặt tượng Quan Âm Chuẩn Đề tọa trên đài sen, dọc phía tường hai bên là những bức phù điêu của Thập Bát La Hán.
  • Trung Điện thờ Tề Thiên Đại Thánh ở chính giữa, xung quanh là Quán Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh là bao lam (còn gọi là cửa võng) bằng gỗ chạm khắc theo chủ đề tiên nữ dâng đào với 4 chữ khắc trên gỗ: "Thánh Gia bảo điện".
  • Chính Điện thờ tượng Ngũ Hành Thánh Mẫu ở giữa điện, bên trong đặt năm lọ tượng gỗ thờ Kim, Thủy, Hỏa, Thổ, Mộc. Bên cạnh cầu an, cầu may thì bàn thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu trong miếu còn là nơi cầu duyên. Người ta truyền miệng rằng, ai tới cầu duyên thì dâng lễ vật gồm dừa, trầu cau, hoa cúc, hoặc thêm cả hoa sen. Trong đó, trầu cau đại diện cho duyên tình lứa đôi, dừa theo tín ngưỡng Nam Bộ tượng trưng cho sự may mắn. Bên phải chính điện thờ Quan Công, bên trái thờ Bao Công. Đối diện điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu là điện thờ bà Kim Mẫu, Địa Mẫu, Long Thần, Hộ pháp.

Kiến trúc độc đáo

Trước năm 1975 Miếu Nổi được rất đông người dân và lái buôn đến cúng viếng. Tuy nhiên sau năm 1975 miếu đã bị bỏ hoang. Ông Lục Câu (một người gốc Hoa sinh sống tại địa phương) đã tự bỏ tiền và vận động hàng xóm trùng tu lại ngôi miếu. Việc phác thảo, đắp lại các hình tượng tại miếu đều do ông Lục Câu thực hiện. Sau nhiều lần trùng tu, Miếu Nổi đã trở nên khang trang hơn và có lối kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn hóa Việt - Hoa. 

Năm 2010, Phù Châu Miếu được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố. Không chỉ đặc biệt về địa thế, Phù Châu miếu còn gây ấn tượng mạnh với hơn 100 con rồng trong nhiều tư thế khác nhau được trạm trổ công phu đặt khắp nơi trong miếu như song long đấu đầu, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn thư,... 

Tham hồ nước thả rùa và check-in

Phía ngoài sân sau của Miếu Nổi có một hồ nước thả rùa khiến cho du khách vô cùng thích thú vì được ngắm nhìn những chú rùa bơi lội phía dưới. Xung quanh khuôn viên trồng rất nhiều cây xanh, cây ăn trái và hoa cỏ, mang lại cảm giác yên bình, dịu mát cho ngôi miếu. Du khách lễ bái xong có thể checkin, đi dạo trong khuôn viên.

Hành trình đến Miếu Nổi, du khách chẳng những có cơ hội cầu duyên, cầu công danh sự nghiệp, mà còn có thể du ngoạn, ngắm nhìn khung cảnh non nước yên bình ngay giữa Sài Gòn. Nếu bạn dự định thuê xe du lịch Sài Gòn, thuê xe riêng Sài Gòn có tài xế, thuê xe đón rước sân bay, xe dịch vụ cao cấp, xe sân bay Long Thành đi Sài Gòn,... có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ đưa đón của VIP Sedan. Chúng tôi có đội ngũ tài xế giàu kinh nghiệm, tận tâm, sẵn sàng phục vụ quý khách.

Zalo Facebook
Liên hệ