Chùa Thầy có tên gọi khác là chùa Cả, được biết là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh - một vị cao tăng thời nhà Lý. Trước chùa có một cái hồ rộng lớn tên là Long Trì (ao rồng), tòa Thủy đình nổi lên như bông sen trên mặt hồ. Lễ hội chùa Thầy được tổ chức từ mồng 5 đến mồng 8 tháng 3 âm lịch, du khách đi vào thời gian này sẽ được tham gia các trò chơi dân gian độc đáo như đấu vật, múa rối nước,...
Nếu đi bằng xe buýt, du khách đến bến xe Mỹ Đình để bắt xe buýt 73 đến chùa. Ngoài ra, còn có các phương tiện khác như thuê xe du lịch, thuê xe Hà Nội theo giờ, thuê xe máy,... để bạn chủ động cho toàn bộ chuyến đi.
Thủy đình nằm giữa hồ Long Trì, phía trước Chùa Thầy
Hương Sơn là một quần thể văn hóa rộng lớn gồm nhiều ngôi chùa, đền, đình khác nhau như động Hương Tích, chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan,... Chùa Hương vốn là ngôi chùa nằm trong động Hương Tích, có tên gọi là chùa Trong. Ngôi chùa nằm tại vị trí trung tâm của quần thể Hương Sơn, có lẽ vì vậy dân gian thường dùng tên "chùa Hương" để gọi chung quần thể Hương Sơn.
Chùa Hương cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km. Du khách đến Hà Nội bằng máy bay, sau đó tiếp tục đi taxi sân bay Nội Bài đến chùa Hương hoặc di chuyển đến bến xe Mỹ Đình và đi xe buýt 103A hoặc 103B để đến chùa Hương.
Động Hương Tích nằm trong quần thể chùa Hương
Khu di tích này là di tích văn hóa ở làng La Khê, bao gồm:
Đình La khê được xây dựng vào đầu thế kỷ 17, thời hai vị thành hoàng là Hắc Diện Đại Vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa. Trong đình còn có Bia Bà và Bia Thánh Sư, đồng thời lưu giữ 28 sắc phong của các triều đại Quân chủ Việt Nam.
Chùa Diên Khánh được xây từ đời nhà Lý, lưu giữ nhiều di sản quý hiếm như cụm văn bia từ đời Lê, chuông đồng đúc từ thời Cảnh Thịnh thứ 2.
Bia Bà La Khê là tấm bia ghi về sự tích Bà đệ nhị cung phi triều Mạc Thái Tông, tên thật là Trần Thị Hiền tức Hoàng phi – vợ vua Mạc Đăng Doanh. Bà là người thùy mị nết na, hay giúp đỡ người nghèo khó, hướng dẫn người dân cách làm ăn, mở mang nghề dệt.
Cầu tài lộc phải đến Đền Bia Bà La Khê
Khu di tích Phù Đổng là nơi thờ phụng một vị anh hùng trong truyền thuyết có công đánh đuổi giặc ngoại xâm. Vua Hùng phong là Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân cảm kích công lao tôn là Thánh Gióng, lập đền thờ - Đền Gióng.
Đền Phù Đổng thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Đền Hùng là tên gọi chung của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, nơi tập hợp các đền chùa thờ phụng các vị Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh. Lễ hội Đền Hùng gắn với ngày Giỗ tổ Hùng Vương, được tổ chức vào mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Du khách đừng bỏ qua lễ Giỗ Tổ
Chùa Ba Vàng có tên gọi khác là Bảo Quang Tự, tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng. Chùa Ba Vàng có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc như tượng Phật A Di Đà làm bằng gỗ to đẹp nhất miền Bắc, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 10m và hàng loạt pho tượng bề thế khác.
Chùa Ba Vàng thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Từ Hà Nội đến Uông Bí có nhiều tuyến xe hai chiều như xe Hà Nội đi Ninh Bình và xe Ninh Bình đi Hà Nội, thuận tiện cho bạn đi lại.
Chùa Ba Vàng sơn son thếp vàng
Chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, mất chừng 1 - 1,5 giờ theo đường bộ. Chùa Tam Chúc cổ được xây từ thời nhà Đinh vào khoảng 1000 năm trước. Khu chùa mới hiện nay được xây trên nền móng của ngôi chùa cũ, xung quanh bao phủ bởi cảnh đẹp non nước trữ tình.
Cảnh đẹp non nước hữu tình ở chùa Tam Chúc
Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư, kiến trúc mang đậm nét đẹp cổ kính đặc trưng của thời xưa. Đến nay, chùa đã nhận về nhiều kỷ lục Việt Nam và châu Á như chuông đồng lớn nhất Việt Nam, Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, Tượng Phật Thích Ca cao nhất nặng nhất châu Á,...
Chùa Bái Đính sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam
Chùa Cổ Am nằm ở xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, được biết đến là một ngôi chùa cổ thuộc di tích lịch sử Lèn Hai Vai. Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê, tính đến nay đã tồn tại hơn 600 năm. Đến đây, du khách có thể ngắm các công trình kiến trúc cổ, khám phá động Như Ý với những mảng thạch nhũ lấp lánh đẹp mắt được hình thành qua hàng ngàn năm. Điểm thu hút của ngôi chùa còn nằm ở bức tượng phật lớn nhất Nghệ An, có hình dạng 3 mặt hướng về 3 phía.
Cổng chùa Cổ Am
Chùa Thiên Mụ, có tên đầy đủ là Chùa Linh Mụ Thiên Hòa, được xây dựng vào năm 1601 từ thời nhà Nguyễn. Ngôi chùa cao khoảng 21 mét và có 7 tầng, mỗi tầng đại diện cho một giai đoạn của đời sống Phật tử. Mặt tường chùa được trang trí bằng các hình khắc và hoạ tiết tinh xảo, tạo nên một vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo. Không chỉ là điểm đến tâm linh nổi tiếng xứ Huế, chùa Thiên Mụ nằm bên bờ sông Hương còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên yên bình, thơ mộng.
Chùa Thiên Mụ được xem là biểu tượng văn hóa và tôn giáo của Huế
Chùa Linh ứng tọa lạc tại bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km. Nếu xuất phát tại sân bay Đà Nẵng, du khách có thể thuê xe máy, thuê xe du lịch, taxi Đà Nẵng để dạo quanh ngắm nhìn thành phố Đà Nẵng và ghé thăm chùa Linh Ứng trong chuyến đi. Chùa Linh Ứng nổi tiếng với bức Tượng Phật Bà Quán Thế Âm cao 67m, đạt kỷ lục là bức tượng phật cao nhất Việt Nam.
Tượng Phật Bà Quan Âm cao nhất Việt Nam
Chùa Từ Vân có tên gọi khác là chùa Ốc bởi nó được làm từ loại chất liệu vô cùng độc đáo đó là vỏ ốc, ngoài ra còn có vỏ sò và hàng ngàn tảng đá san hô kết thành. Tại chùa Từ Vân, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá đường xuống 18 tầng địa ngục vô cùng kì bí, mỗi tầng thể hiện các hình phạt khác nhau mà người làm điều ác phải chịu khi xuống địa ngục. Công trình 18 tầng địa ngục không chỉ thử thách lòng can đảm mà còn răn dạy chúng ta sống hướng thiện, nếu không sẽ phải nhận trừng phạt ở dưới địa ngục.
Chùa Từ Vân được làm từ vỏ ốc
Miếu Bà Chúa Xứ gắn liền với nhiều câu chuyện, giai thoại huyền bí. Bà Chúa Xứ là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Dan gian tương truyền rằng bà là người có công đức giúp người dân An Giang làm lụng, có được cuộc sống ấm no, bình an.
Miếu Bà Chúa Xứ thuộc tỉnh An Giang
Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở miền Nam không thể không nhắc đến núi Bà Đen - Tây Ninh, hay còn gọi là Linh Sơn Tiên Thạch tự, bao gồm một quần thể: điện, chùa, miếu, tháp thể hiện rõ nét văn hóa và tín ngưỡng tại địa phương. Trong đó nổi bật là chùa Bà Đen, nơi đặt bức tượng Bà Đen bằng đồng khổng lồ, được mệnh danh là Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi.
Quang cảnh Núi Bà Đen từ trên cao cực ấn tượng
Đi Tây Ninh bằng xe buýt, du khách đi tuyến 703 Bến Thành - Mộc Bài, rồi chuyển sang tuyến 05 Mộc Bài - Tây Ninh để vào trung tâm thành phố Tây Ninh. Đi bằng xe máy, xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi theo quốc lộ 22A đến ngã ba Trảng Bàng rẽ phải vào Tỉnh lộ 19 (hay còn gọi là ĐT.782). Tiếp tục đi khoảng 65km nữa sẽ đến núi Bà Đen. Để tiết kiệm thời gian và thuận tiện nghỉ ngơi, vãn cảnh trên đường, du khách có thể đi xe du lịch Sài Gòn đến Tây Ninh hoặc thuê xe riêng Sài Gòn đi Tây Ninh có tài xế.