Khám phá làng lụa truyền thống hơn 300 năm tuổi ở Hội An

1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Khám phá làng lụa truyền thống ở Hội An, một điểm đến văn hóa lâu đời thu hút du khách thập phương, họ đến từ nhiều nơi và xuất phát bằng nhiều phương tiện khác nhau (xe riêng Đà Nẵng đi Hội An hay xe riêng Đà Lạt đi Hội An,...).

Giới thiệu về làng lụa Hội An

Nghề tơ lụa ở Đàng Trong bắt đầu phát triển mạnh vào khoảng thế kỷ XVI - XVII, tạo tiền đề cho nghề dệt vải phát triển ở Hội An vào thời điểm đó. Các làng nghề dệt ở Hội An thời đó được biết đến với sản phẩm lụa thượng hạng chuyên dùng để dâng lên vua chúa, giới quý tộc hoặc bán sang các nước láng giềng. 

Lụa được dệt hoàn toàn thủ công trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ như trồng dâu, nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa. Giới thương nhân từ nhiều nước phương Đông và phương Tây cũng tìm đến cảng Hội An để mua tơ lụa sống, dần dần biến cảng Hội An trở thành "mắt xích" quan trọng của "con đường tơ lụa trên biển" lúc bấy giờ.

Làng lụa Hội An, hay Bảo tàng lụa Hội An, đã được phục dựng và mở cửa đón du khách từ năm 2012. Đến nay, làng lụa vẫn còn lưu giữ các khung cửi cổ xưa, các nguồn gen quý về dâu tằm, giống tằm, những gốc dâu cổ chưa bị lại tạp còn sót lại trong rừng.

Ảnh: sưu tầm

Đường đến làng lụa Hội An

Làng Lụa Hội An cách trung tâm phố cổ khoảng 02 km, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 40 km và cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km. Nơi đây thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, mua sắm tơ lụa, may đo tại chỗ và trải nghiệm các công đoạn dệt vải của làng nghề,...

Bằng máy bay

Làng lụa Hội An chỉ cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km nên nhiều du khách thường ghé qua Đà Nẵng trước khi đến Hội An. Các chuyến bay từ TP. HCM, Hà Nội, các tỉnh thành khác đến Đà Nẵng chỉ mất chừng 1 giờ đồng hồ để bay. Từ sân bay Đà Nẵng, bạn có thể đến Hội An bằng taxi sân bay, xe du lịch, xe buýt, xe riêng Đà Nẵng đi Hội An. Nếu du khách dự định vui chơi ở Đà Nẵng trước khi đến Hội An thì nên thuê xe du lịch dài ngày để thuận tiện di chuyển.

Bằng tàu hỏa

Du khách đi bằng tàu hỏa, bạn phải xuống tại ga Đà Nẵng hoặc ga Trà Kiệu, sau đó bắt xe taxi Đà Nẵng, xe buýt, thuê xe du lịch,... để tới Hội An. Thời gian đi tàu hỏa từ TP. HCM, Hà Nội đến Đà Nẵng mất khoảng 15 - 20 giờ. 

Ảnh: sưu tầm

Bằng ô tô

Nếu bạn không muốn dừng ở Đà Nẵng mà đi thẳng đến Hội An thì bạn vẫn có nhiều lựa chọn khác như xe khách, thuê xe dịch vụ cao cấp, thuê xe du lịch, thuê xe liên tỉnh (xe riêng Đà Lạt đi Hội An, xe riêng Hà Nội đi Hội An,...)

Bằng xe máy

Để tiết kiệm chi phí di chuyển, bạn hoàn toàn có thể tự lái xe máy từ Đà Nẵng đến Hội An. Có hai tuyến đường chính cho xe máy mà du khách có thể tham khảo:

  • Du khách đi theo hướng Quốc lộ 1 về phía Nam, rẽ vào Vĩnh Điện. Đi theo tuyến đường này du khách có thể thuận tiện ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh.
  • Du khách đi qua cầu sông Hàn, theo tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An. Đi theo hướng này, du khách có thể tiện đường tham quan Ngũ Hành Sơn.

Hành trình khám phá làng lụa Hội An

Cách trung tâm phố cổ khoảng hơn 1km, du khách sẽ bước vào không gian cổ kính, dịu mát với tên gọi làng lụa Hội An, nơi dệt nên những tấm lụa mang tâm hồn Việt.

1. Tham quan nhà rường truyền thống

Bước vào làng lụa Hội An, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà rường cổ có niên đại từ thế kỷ XIX, nơi sinh sống của người dân Hội An xưa. Rường là cách nói ngắn gọn của rường cột, nhà rường là một ngôi nhà có kiến trúc cổ, ra đời vào khoảng thế kỉ XVII, có hệ thống cột kèo bằng gỗ, liên kết với nhau bằng chốt, mộng gỗ. 

Ảnh: Hoi An Silk Village

Chính giữa nhà rường là nơi thờ phụng Bà chúa tằm Đoàn Thị Ngọc, hay cũng chính là Đoàn Quý Phi, bà tổ nghề tơ tằm xứ Quảng. Bà là người có công lớn trong việc phát triển nghề dệt lụa và đưa tơ lụa Hội An ra thế giới. Xuất thân từ một cô thôn nữ hái dâu, sau khi trở thành Quý Phi của chúa Nguyễn Phúc Lan, bà đã khuyến khích nông dân các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa lúc bấy giờ đang làm nghề nuôi tằm dệt lụa, nhờ đó mà nghề tằm tang - dệt lụa ở xứ Đàng Trong có điều kiện mở mang. 

2. Chiêm ngưỡng bộ sưu tập trang phục áo dài truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam

Làng lụa Hội An được biết đến là “bảo tàng sống” về nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa tại miền Trung Việt Nam. Nơi đây trưng bày khoảng các mẫu trang phục lụa của các dân tộc Việt Nam với phong cách thời trang lụa qua từng thời kỳ, thể hiện vẻ đẹp duyên dáng, thướt tha của người phụ nữ Việt Nam khoác trên mình tấm áo lụa và sự đa dạng về văn hóa, con người khắp mọi miền tổ quốc.

Ảnh: sưu tầm

3. Tham quan vườn dâu với những gốc dâu lâu năm

Đến thăm làng lụa Hội An, du khách còn có cơ hội tham quan cây dâu cổ thụ từ thời Chăm Pa. Cây được chuyển từ Quế Sơn về trồng tại làng lụa vào năm 2012. Cây cao hơn 10m, có lá hình vết chân chim độc đáo, hoàn toàn không bị lai tạp như các giống dâu hiện nay.

Bên cạnh đó, tại đây bạn sẽ được tìm hiểu về giống dâu lá bầu của Quảng Nam. Mỗi năm, cây có 8 lứa lá dâu đủ để cung cấp cho 8 lứa tằm. Để cây phát triển tốt, người nông dân phải có kỹ thuật chăm sóc cao và phải đốn phớt theo vụ để thu hoạch được nhiều lá dâu.

Ảnh: sưu tầm

4. Khám phá cách nuôi tằm lấy tơ

Bạn sẽ được nghe các thợ lành nghề giới thiệu về cách nuôi và chăm sóc con tằm, hái lá cho tằm ăn đến lúc tằm lớn đủ ngày thì bỏ riêng ra để tằm tạo kén và thu hoạch chúng.

Ảnh: dantri.com.vn

5. Tham quan ngôi nhà tơ tằm

Sau công đoạn thu hoạch kén là công đoạn ươm tơ. Kén được nấu liên tục trong nước sôi để rút ra những sợi tơ mềm mại, dẻo dai, rồi chập lại với nhau thành một sợi chỉ tơ (sợi tơ lớn).

6. Tham quan phòng dệt lụa

Người thợ lành nghề gắn từng sợi tơ tằm lên khung và bắt đầu quá trình dệt lụa. Du khách có thể trực tiếp tham gia dệt lụa dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân.

Ảnh: dantri.com.vn

7. Tham quan Cửu Diện

Khung cửi Cửu Diện là khung cửi cổ được tạo ra vào năm 1935 bởi một nghệ nhân tên là Võ Dẫn, quê gốc ở Duy Trinh, Quảng Nam. Khung cửi dệt sử dụng chân đạp, có thể dệt được vải rộng nhất là 90 cm bề ngang (9 tấc), chiều dài vải là 1,6 - 1,8m, đánh dấu bước phát triển lớn của ngành dệt Quảng Nam. Trước khi có khung cửi này, người dân ở đây chỉ dệt bằng tay đưa thoi và chỉ dệt được 2 - 3 m vải trong một ngày.

8. Tham quan phòng trưng bày sản phẩm lụa

Các sản phẩm lụa hoàn thiện sẽ được trưng bày ở trong căn phòng này. Đồng thời, bạn sẽ được các nghệ nhân chuyên nghiệp hướng dẫn cách phân biệt vải lụa được dệt từ từ khung dệt cổ hay khung dệt hiện đại, lụa thật và lụa pha,...

Ảnh: sưu tầm

Đến làng lụa, bạn cũng đừng quên sắm cho mình những sản phẩm lụa chất lượng như quần áo, khăn choàng,... hoặc mua vải lụa nguyên tấm về làm quà tặng người thân nhé. Tất cả sản phẩm đều được dệt ra một cách kỳ công bởi các nghệ nhân làng lụa vô cùng tài hoa, tâm huyết và kiên trì gìn giữ làng nghề.

Trên đây là những trải nghiệm tham quan làng lụa Hội An được chia sẻ từ các hành khách từng đi xe du lịch, xe riêng Đà Nẵng đi Hội An, xe riêng Đà Lạt đi Hội An,... của VIP Sedan. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn có chuyến đi tuyệt vời tại làng lụa.

Zalo Facebook
Liên hệ