Địa chỉ: P. Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại Hà Nội, được khởi công xây dựng từ thời Lý khi mà Phật giáo phát triển cực thịnh tại Việt Nam. Chùa Một Cột còn được biết đến với tên gọi chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài (nghĩa là đài hoa sen) vì có thiết kế một cột độc đáo, từ xa nhìn lại như đóa sen khổng lồ nằm giữa hồ.
Chùa Một Cột thờ Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, tương truyền rằng vị Phật này đã xuất hiện trong giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Sau đó, vua cho dựng một cột đá to ở giữa hồ để xây nên tòa sen của Phật Quan Âm như trong mộng. Cái tên Diên Hựu ngụ ý cầu phúc, cầu bình an cho vua sống lâu trăm tuổi, khỏe mạnh, (Diên là diên thọ - kéo dài tuổi thọ, Hựu là phúc).
Địa chỉ: 112 P. Trấn Vũ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Chùa Châu Long, tên chữ là Châu Long Tự, chùa được xây theo kiến trúc hình chữ Đinh, phần trước gọi là Tiền Đình, phía sau là Hậu Cung. Chùa từng là nơi tu hành của một vị công chúa thời Trần, con gái vua Trần Nhân Tông. Sau khi bà mất, chùa có dựng tượng thờ bà và các vương triều sắc phong bà là Linh Thông Công Chúa. Năm 1994, chùa được Nhà nước công nhận nhận là di tích nghệ thuật kiến trúc quốc gia.
Địa chỉ: 116 P. Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Chùa Láng tọa lạc trên con phố cùng tên - phố Chùa Láng, một con phố sầm uất tại Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời vua Lý An Tông vào thế kỷ 12 để thờ vua cha Lý Thần Tông và Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa Láng còn được gọi là chùa Cả, tên chữ là Chiêu Thiền tự,
Khi xưa đất xây dựng chùa là nhà cũ của cha mẹ Thiền sư Đạo Hạnh, là đất lành, có nhiều điều tốt nên chùa được gọi là "Chiêu" và cũng là nơi Thiền sư Đạo Hạnh sinh ra, ghép vào được tên "Chiêu Thiền".
Địa chỉ: Số 14 Kp. Chùa Bộc, P. Quang Trung, Q. Đống Đa, Hà Nội.
Chùa Bộc tọa lạc tại khu vực diễn ra chiến thắng oanh liệt của vua Quang Trung đánh tan 29 vạn Quân Thanh. Trước kia chùa vốn có tên là Sùng Phúc, đến thời Quang Trung chùa được trùng tu và đổi tên thành Thiên Phúc. Tuy nhiên, nhân dân vẫn quen gọi là chùa Bộc (Bộc: phơi bày) để chỉ xác giặc phơi ra khắp nơi. Ban đầu, chùa Bộc được lập ra để thờ Phật, sau đó chùa còn thờ thêm vua Quang Trung cùng các vị anh hùng dân tộc và vong linh những người đã chết trận.
Hiện nay, Hà Nội có các tuyến xe buýt 12, 18, 26, 35A, 44 đi qua Chùa Bộc. Trường hợp đi theo nhóm đông, bạn nên thuê xe du lịch, thuê xe Hà Nội theo giờ để di chuyển thoải mái hơn, tiện thể ngắm nhìn vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội.
Địa chỉ: 86 P. Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
Chùa Hà được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông, có tên chữ là Thánh Đức Tự bởi đây là nơi vua cầu tự để sinh ra Thái tử Càn Đức. Dân gian truyền nhau rằng muốn cầu duyên thì đi chùa Hà, khi đi lẻ bóng khi về có đôi. Vì thế, chùa Hà thu hút rất nhiều bạn trẻ tới dâng hương cầu tình duyên thuận lợi.
Địa chỉ: 46 Đ. Thanh Niên, Trúc Bạch, Tây Hồ, Hà Nội
Chùa Trấn Quốc được xây dựng trên bờ sông Hồng từ năm 541 vào thời Tiền Lý với tên gọi ban đầu là chùa Khai Quốc, sau chùa được di dời vào phía trong khu vực đê Yên Phụ và dựng trên nền cũ của cung Thúy Hoa. Đến đời vua Lê Hy Tông, chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc và duy trì tên gọi đó đến ngày nay.
Chùa Trấn Quốc từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long xưa, nhiều đời vua Lý, Trần thường đến chùa cúng bái vào dịp lễ, Tết. Trong chùa có một bức tượng Thích Ca nhập Niết bàn làm bằng gỗ và thếp vàng lộng lẫy. Trồng cạnh bức tượng là cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề linh thiêng nơi Đức Phật thành đạo mà Tổng thống Ấn Độ trao tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong khuôn viên chùa còn có một tháp Bảo lục độ đài sen sừng sững gồm 11 tầng, cao 15m.
Chùa Hương không chỉ là một ngôi chùa mà còn là tên gọi chung cho quần thể văn hóa và tôn giáo gồm nhiều ngôi chùa, đền, đình linh thiêng như Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan,... Chùa Hương nằm ở vị trí trung tâm của quần thể này, nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Điểm xuất phát đầu tiên đến chùa Hương là bến Đục, đi từ trung tâm Hà Nội đến bến Đục ước chừng 2 giờ đồng hồ. Nếu đi máy bay đến Hà Nội, du khách đến bến Đục bằng taxi sân bay, xe đưa rước sân bay, xe du lịch, xe buýt 103A hoặc 103B,... Bên cạnh đó, du khách có thể đi thẳng đến bến Đục bằng cách thuê xe du lịch từ nhà, đi xe tiện chuyến, đi xe liên tỉnh như xe Hải Phòng đi Hà Nội, Xe Quảng Ninh đi Hà Nội.
Địa chỉ: Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội
Chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Thầy, được xây dựng vào thời vua Lý Nhân Tông, đây cũng chính là nơi tu hành của vị Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trước cửa hồ có một hồ nước lớn tên là Long Trì (ao của rồng). Ngày hội chùa Thầy diễn ra từ mồng 5 đến mồng 7 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Địa chỉ: thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội
Ngoài thờ Phật, chùa Đậu còn thờ những vị thần tự nhiên là Pháp Vân (thần mây), Pháp Vũ (thần mưa), Pháp Lôi (thần sấm), Pháp Điện (thần chớp). Chùa Đậu nổi tiếng linh thiêng từ khi mới lập chùa, trước đây các bậc vua, quan, bậc sĩ sĩ tới vãn cảnh, lễ bái cầu an, cầu mùa màng tươi tốt. Ngày nay, nhiều Phật tử tứ phương, nhân dân tới cầu sức khỏe, cầu may cho sự nghiệp, nhất là các bạn học sinh thường tới cầu thành công trong học tập, cầu thi đậu trong các kỳ thi tuyển sinh.
Địa chỉ: Dông Sàng, Ba Vì, Hà Nội
Chùa Mía, tên chữ là Sùng Nghiêm Tự, nằm ở làng cổ Đường Lâm, được khởi công xây dựng vào thời nhà Trần. Điều đặc biệt của chùa Mía nằm ở số lượng tượng Phật rất lớn lên tới 287 pho tượng, nơi đây được xem là một trong những ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam.
Năm 1962, Phi tần Ngô Thị Ngọc Diệu của chúa Trịnh Tráng thấy chùa bị hoang phế, xuống cấp nên đã cùng cha mẹ và người dân các làng thuộc tổng Cam Giá (tức Tổng Mía) cùng nhau trùng tu lại. Phi tần Ngô Thị Ngọc Diệu cũng là người trong Tổng Mía, người dân mến mộ bà gọi là "Bà Chúa Mía", tạc tượng đưa vào thờ trong chùa.
Địa chỉ: Tổ 17B khu 5A, Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh
Chùa Ba Vàng hay còn gọi là Bảo Quang Tự, tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đằng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đến chùa Ba Vàng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật A Di Đà to đẹp nhất miền Bắc, Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 10m nặng gần 50 tấn và hàng loạt các pho tượng bề thế. Du khách tại Hà Nội có thể đi chùa Bà Vàng trong ngày bằng cách thuê xe Hà Nội đi Quảng Ninh và chiều ngược lại xe Quảng Ninh đi Hà Nội.
Địa chỉ: thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Chùa Tam Chúc được xem là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới, thuộc quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng, trữ tình. Chùa Tam Chúc thờ các vị Sư Tổ Đạt Ma, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Nguyễn Minh Không,... Thời điểm thích hợp nhất để hành hương, vãn cảnh chùa Tam Chúc là vào những tháng đầu năm, mùa lễ hội bắt đầu từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 Âm lịch. Khoảng thời gian này cũng là lúc diễn ra nhiều lễ hội mùa xuân trải dài từ Bắc đến Nam trên khắp cả nước.
Trên đây là một số ngôi chùa nổi tiếng do VIP Sedan tổng hợp trong danh sách những ngôi chùa cầu phúc linh nghiệm tại Hà Nội và các vùng lân cận.