Những ngôi chùa cầu phúc linh nghiệm tại Hà Nội và lân cận (Phần 2)

3 bầu chọn / điểm trung bình: 5
VIP Sedan sẽ cùng bạn khám phá thêm về những ngôi chùa linh thiêng tại Hà Nội và các vùng lân cận, kèm theo địa chỉ cụ thể để bạn cân nhắc lái xe hoặc thuê xe Hà Nội đến đó một cách thuận lợi.

Chùa Quán Sứ

Địa chỉ: số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tọa lạc tại vị trí trung tâm của Thủ đô Hà Nội, chùa Quán Sứ là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam và là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội. Chùa Quán Sứ chỉ cách bờ hồ Hoàn Kiếm khoảng hơn 1km, do đó du khách thắp nhang, đặt lễ cầu phúc ở chùa xong có thể thuê xe Hà Nội dạo quanh bờ hồ, ghé thăm đền Ngọc Sơn và tháp Rùa, đồng thời thưởng thức các món ăn ngon của thành phố.

Cổng tam quan có gác chuông phía trên

Chùa Tây Phương

Địa chỉ: thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội

Chùa Tây Phương có tên chữ là "Sùng Phúc tự", chùa được xây theo lối kiến trúc chữ Tam nên ba tòa của chùa không xếp nối liền mà từ thềm tòa này cách thềm tòa kia một khoảng nhất định. 

Chùa Tây Phương cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km về phía Tây, du khách lái xe hoặc đi xe du lịch, xe khách theo Đại lộ Thăng Long, qua ngã tư chùa Thầy, rẽ phải, đi khoảng 5km rồi rẽ trái, đi thêm 1km nữa sẽ đến chùa Tây Phương. Nếu đi xe buýt, du khách đi tuyến xe số 89 Bến xe Yên Nghĩa - Thạch Thất - Bến xe Sơn Tây và xuống điểm dừng chùa Tây Phương.

Chùa Tây Phương có 3 dãy nhà song song xếp thành hình chữ tam (三)

Chùa Trăm Gian

Địa chỉ: thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Chùa Trăm Gian còn có tên khác là chùa Tiên Lữ và tên chữ là Quảng Nghiêm tự. Tên gọi "Trăm Gian" có nguồn gốc từ quần thể kiến trúc của chùa có tới 104 gian nhà theo cách tính 4 góc cột hợp thành 1 gian. Tại chùa có 153 pho tượng gỗ hoặc đắp bằng đất. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Đức Thánh Bối - chính là Hòa Thượng Đức Minh.

Lễ hội chùa Trăm Gian được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 6 tháng Giêng. Du khách đến vào dịp này sẽ được chiêm ngưỡng phần rước kiệu thánh cùng rước án, giá cỗ và các cuộc thi nấu cỗ chay, múa rối cạn, đánh cờ người.

Chùa có đến 104 gian nên được gọi là chùa Trăm Gian

Chùa Hòe Nhai

Địa chỉ: số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội

Chùa Hòe Nhai, hay còn gọi là Hồng Phúc tự, là ngôi chùa cổ kính tương truyền được xây dựng từ đời nhà Lý. Nét đặc sắc nhất ở chùa Hoa Nhai là bức tượng một vị Phật ngồi trên lưng vua Lê Hy Tông, đặt ở chính điện. 

Chùa Hòe Nhài có bức tượng vua Lê Hi Tông cõng Đức Phật

Theo tư liệu của chùa Hòe Nhai, trong thời gian trị vì, vua Lê Hy Tông đã ban sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, trong đó có thiền sư Tông Diễn. Trước pháp nạn nặng nề này, thiền sư đã cải trang trở lại kinh thành Thăng Long và dâng sớ với mong muốn giúp vua ngộ ra chân lý của Phật giáo. Vua bừng tỉnh và rút sắc lệnh, đồng thời để thể hiện lòng thành và sự sám hối, vua cho người tạc bức tượng lớn tạo hình vua đang thủ phục dưới đất, cõng trên lưng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen

Ngoài ra, chùa còn có nhiều tượng cổ độc đáo khác như tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh) bộ Hoa Nghiêm Tam thánh, bộ tượng Dược Sư tam tôn cổ nhất Việt Nam. 

Chùa Kim Liên

Địa chỉ: làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội

Trải qua năm tháng đổi thay, Chùa Kim Liên vẫn còn vẹn nguyên lối kiến trúc cung đình cổ kính và được công nhận là một trong 10 di tích kiến trúc tôn giáo độc đáo nhất Việt Nam. Sở hữu vị trí đắc địa, xung quanh bốn bề sông nước, chùa Kim Liên còn được mệnh danh là "bông sen vàng trên mặt nước hồ". 

Tại vị trí này trước đây vốn là một cung điệnTừ Hoa do vua Lý Thần Tông cho người dựng lên để Từ Hoa công chúa cùng các cung nữ đến trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Đến năm 1771 đời Lê Cảnh Hưng, chùa trải qua một đợt trùng tu lớn và mang tên Kim Liên tự. Có lẽ do ảnh hưởng từ nguồn gốc là một vị trí cung điện nên chùa mang phong cách kiến trúc đượm dáng vẻ cung đình. 

Chùa Kim Liên được mệnh danh là "bông sen vàng trên mặt nước hồ"

Chùa Chân Tiên

Địa chỉ: số 151 phố Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chùa Chân Tiên là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Hà Nội với niên đại gần 1000 năm, dù trải qua nhiều lần di dời, xây dựng thì chùa vẫn giữ được nét cổ kính. Tên gọi "Chân Tiên" được ghép từ địa danh của hai làng cổ Chân Cầm và Quán Chúng Tiên, nơi chùa được xây dựng đầu tiên (thuộc khu vực ven hồ Lục Thủy xưa và nay là hồ Hoàn Kiếm).

Chùa Chân Tiên có niên đại gần 1000 năm 

Chùa Huy Văn

Địa chỉ: số 13 ngõ Huy Văn, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội

Chùa Huy Văn, còn được gọi là chùa Hoa Văn, tên chữ là Dục Khánh tự. Ngôi chùa có mối gắn bó mật thiết với mẹ con vua Lê Thánh Tông. Đây chính là nơi bà Ngô Thị Ngọc Dao lúc này đã có mang về lánh nạn để tránh sự hiềm khích của Nguyễn Thị Anh (một phi tần của Lê Thái Tông), sau đó sinh ra và nuôi dạy Lê Thánh Tông tại đây. Khi lên ngôi, nhà vua đã cho tu sửa chùa để mẹ tiếp tục tu hành, đến khi bà mất, vua cho tạc tượng, đúc chuông và xây lại điện Huy Văn trước sân chùa để làm đền thờ hoàng thái hậu.

Ngoài ra, chùa còn thờ Nguyễn Trãi và vợ ông là bà Nguyễn Thị Lộ, khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa họ với Ngô Thị Ngọc Dao và Lê Thánh Tông cũng nhưthể hiện sự tôn kính với hai vị ân nhân của mẹ con vua và ngầm coi như đời trước xử sai vụ án Lệ Chi viên.

Chùa Huy Văn từng là nơi lánh nạn của mẹ con vua Lê Thánh Tông

Chùa Dư Hàng

Địa chỉ: số 121 Dư Hàng, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng

Chùa Dư Hàng là ngôi chùa cổ được xây từ thời Tiền Lê, nằm ngay trung tâm thành phố cảng. Chùa nằm ở vị trí rất dễ tìm, chỉ cần thuê xe Hà Nội đi Hải Phòng theo cung đường Quốc lộ 1A -  quốc lộ 5B - tỉnh lộ 253 - rẽ vào đường Nguyễn Văn Linh - đường Hoàng Minh Thảo - đến phố Dư Hàng. và tìm đường đi đến 121 phố Dư Hàng theo bản đồ chỉ là được.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chùa Dư Hàng vẫn lưu giữ rất nhiều hiện vật cổ xưa, quý hiếm như bộ sách kinh Trường A Hàm được lưu truyền cho nhiều thế hệ trụ trì, chuông, khánh, đỉnh đồng và đồ trang trí mỹ thuật độc đáo. 

Chùa Dư Hàng lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm 

Chùa Tây Thiên

Địa chỉ: thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Chùa Tây Thiên, hay còn gọi là Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, được biết đến là ngôi chùa có kiến trúc hoành tráng nhất Bắc Bộ. Chùa có diện tích rộng tới 4,5 ha nên khi đến đây, ngoài không gian tham quan, chiêm bái, du khách còn có thể hòa mình vào cảnh núi non hùng vĩ. Vào mùa hè, nơi đây có những khóa tu rất bổ ích dành cho nhiều đối tượng khác nhau. 

Để đến chùa Tây Thiên, du khách có thể di chuyển bằng xe máy, xe buýt, xe khách hoặc thuê xe dịch vụ như thuê xe du lịch, thuê xe Limousine Dcar. Đối với du khách phương xa, bạn đặt vé máy bay đến sân bay Nội Bài Hà Nội, sau đó đặt xe sân bay hoặc thuê xe Hà Nội đến Tam Đảo Vĩnh Phúc.

Chùa Tây Thiên có kiến trúc hoành tráng nhất Bắc Bộ 

Chùa Dâu 

Địa chỉ: phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Đến nay, chùa vẫn giữ nguyên kết cấu "nội công ngoại quốc", bao gồm các hạng mục như Cổng tam quan, Tiền thất, Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, Hậu đường, tháp Hòa Phong với diện tích hơn 177m2. 

Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân nên còn có tên gọi khác là chùa Pháp Vân

Bốn dãy nhà nối liền với nhau tạo thành hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính là Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện. Chùa có nhiều ban thờ và nhiều bức tượng được chạm khắc tinh xảo phỏng theo các vị thần, bậc vĩ nhân như Tứ Pháp, Thái tử Kỳ Đà, Mạc Đĩnh Chi,... Chùa Dâu (Bắc Ninh) chỉ cách Hà Nội khoảng 30km, du khách có thể lái xe máy hoặc để an toàn, thoải mái hơn thì đi taxi, xe dịch vụ cao cấp, xe du lịch, xe tiện chuyến, xe khách. 

Zalo Facebook
Liên hệ