10 địa điểm du lịch Hội An du khách không thể bỏ lỡ

2 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Hội An được khách du lịch trong và ngoài nước biết đến là một địa danh hấp dẫn với những căn nhà cổ, hội quán có kiến trúc độc đáo cùng nhiều địa điểm du lịch thú vị.

Nằm bên bờ bắc hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, Hội An cách thành phố Đà Nẵng hơn 30km, cách Huế 122km. Thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch Hội An là vào 3 tháng đầu năm khi thời tiết ở đây tương đối dễ chịu, mát mẻ, nắng không quá gay gắt và thỉnh thoảng còn có mưa nhỏ. 

Để đến được Hội An, du khách ở các tỉnh phía xa có thể di chuyển bằng xe khách, tàu hỏa, máy bay, tùy thuộc vào địa điểm xuất phát. Đối với du khách du lịch Hội An từ Đà Nẵng có thể tham khảo dịch vụ xe riêng Đà Nẵng đi Hội An của VIP Sedan - đơn vị cung cấp xe riêng liên tỉnh giá rẻ với chất lượng cao, đảm bảo mang lại cho du khách một kỳ nghỉ an toàn và đáng nhớ nhất. Bên cạnh dịch vụ cho thuê xe riêng Đà Nẵng đi Hội An, VIP Sedan còn cho thuê xe riêng Đà Lạt đi Hội An, xe du lịch, xe đón rước sân bay

Dưới đây là 10 địa điểm du lịch nổi tiếng và mang tính biểu tượng của phố cổ Hội An mà du khách không thể bỏ lỡ:

1. Chùa Cầu

Được xây dựng vào cuối thế kỉ XVI, chùa Cầu là một biểu tượng du lịch của phố cổ Hội An. Chùa Cầu hay còn được gọi là Cầu Nhật Bản do ngày trước các thương nhân Nhật đã hỗ trợ xây dựng và bởi kiến trúc của ngôi chùa mang đậm phong cách Nhật Bản. 

Chùa Cầu có kiến trúc với mái che độc đáo, che kín cả cây cầu. Ở cửa chính của chùa có chạm khắc 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều”, nghĩa là “Cầu đón khách phương xa” do chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cho cầu. Vì được xây dựng từ lâu nên xuyên suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của nước ta, chùa Cầu đã nhiều lần được trùng tu nên không còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp của thế kỷ trước. Tuy nhiên, chùa Cầu ngày nay vẫn mang vẻ tôn nghiêm, cổ kính và có thể coi là một trong những biểu tượng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật phong kiến. 

Chính bởi có sự giao thoa giữa văn hóa Đông Nam Á và văn hóa Đông Á nên chùa Cầu được nhiều du khách yêu thích và đánh giá cao. Năm 1990, chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia. Hơn nữa, việc chùa Cầu được xuất hiện trên tờ tiền 20.000 VNĐ đã cho thấy sức ảnh hưởng và ý nghĩa sâu sắc của địa danh này. Một điểm đặc biệt khác là chùa Cầu không thờ Phật như các ngôi chùa khác. Nơi đây thờ thần Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ và mang lại niềm vui, hạnh phúc đến cho con người. Vì vậy, nếu có cơ hội, bạn nên cùng người thân hoặc bạn bè du lịch thăm chùa Cầu, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo ở đây và cầu cho những điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân và gia đình. 

Chùa Cầu nằm ngay tại trung tâm phố cổ Hội An nên du khách có thể di chuyển tới bằng xe du lịch, xe bus, taxi hoặc xe máy. Tuy nhiên, khi đến nơi du khách sẽ phải gửi xe bên ngoài và chỉ được đi bộ vào bên trong.

2. Hội quán Triều Châu

Ngay gần chùa Cầu và dọc theo đường Trần Phú khoảng 750m, du khách sẽ đi qua miếu Quan Công và tìm đến được Hội quán Triều Châu. Công trình này đã tồn tại gần 180 năm và cũng có kiến trúc thẩm mỹ đặc trưng của thời xưa. Khi nhìn vào hội quán, du khách có thể cảm thấy ấn tượng với những họa tiết bằng gỗ được trang trí độc đáo, chạm khắc hoa văn tinh tế. Hội quán được xây dựng từ năm 1845 – thời điểm một bộ phận người Hoa sang Việt Nam. Vì vậy, công trình ban đầu được xây nên với mục đích là làm nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các Hoa kiều đến từ Triều Châu, Trung Quốc. 

Với những du khách yêu thích nghệ thuật kiến trúc thì hội quán Triều Châu là một điểm đến không thể bỏ lỡ. Nét đặc trưng trong kiến trúc của công trình là ở nghệ thuật đắp nổi hoa văn, họa tiết, kèm theo đó còn có nghệ thuật đắp nổi bằng sành sứ. Không chỉ là một địa điểm du lịch, check-in cho du khách, hội quán Triều Châu còn có lễ cúng Nguyên Tiêu và giỗ tổ tiên vào ngày 16 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Nếu du khách muốn tham gia làm lễ, có thể lên kế hoạch du lịch vào thời điểm này. 

3. Nhà Cổ Tấn Ký

Đã đến với phố cổ Hội An thì không thể bỏ lỡ những ngôi nhà cổ đã tồn tại từ suốt bao đời. Trong đó, nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ đầu tiên được vinh danh Di sản Quốc gia đồng thời được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới vào năm 1990. Ngôi nhà được coi như “bảo tàng sống” bởi gần như giữ được nguyên vẹn kiến trúc xưa của nhà cổ Hội An. Nhà Cổ Tấn Ký có địa chỉ ở số 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nếu du khách không quen với đường phố ở Hội An thì nên thuê xe du lịch, taxi bởi đa số tài xế là những người đã thông thạo đường xá ở thành phố nên du khách không cần phải lo lắng.

 

Ngôi nhà cổ được xây dựng vào năm 1741, cuối thế kỷ XVIII và là nơi sinh sống của 7 đời họ nhà Lê. Ngôi nhà bắt đầu mang tên Tấn Ký (phát đạt) từ đời thứ 2 với mong muốn gia đình có thể làm ăn phát đạt, thuận lợi mở rộng buôn bán, kinh doanh. Kiến trúc nhà cổ Tân Ký là sự giao thoa tinh túy của 3 nền văn hóa Trung – Nhật – Việt. Hiện nay, bên trong nhà cổ vẫn lưu giữ nhiều món đồ cổ có giá trị từ bao đời như chiếc “Chén Khổng Tử”, mô hình thuyền buồm - biểu tượng về thương cảng Hội An 400 năm trước, các hoành phi, liễn đối mà đặc biệt là bộ liễn đối "Bách Điểu" viết bằng 100 nét độc nhất vô nhị.

4. Nhà cổ Phùng Hưng

Nằm trên con phố Minh Khai, ngay bên cạnh chùa Cầu, nhà cổ Phùng Hưng là một địa điểm du lịch được du khách yêu thích. Căn nhà được xây dựng vào năm 1780, đến nay đã hơn 240 tuổi. Cũng giống với nhà cổ Tân Ký, nhà cổ Phùng Hưng là nơi kinh doanh các mặt hàng như quế, tiêu, muối, đồ sứ, thủy tinh,... của gia chủ người Việt trong giai đoạn Hội An phát triển thịnh vượng. 

Kiến trúc Trung Hoa - Nhật Bản - Việt Nam quen thuộc ở các nhà cổ Hội An cũng được quy tụ trong nhà cổ Phùng Hưng, cụ thể: Phong cách Trung Hoa được thể hiện ở vị trí ban công, cửa sổ và cửa chính. Mái lớn của gian nhà giữa mang phong cách kiến trúc mái “tứ hải” (bốn biển) quen thuộc của Nhật Bản thời Edo và được thể rất rõ trong kiến trúc mái của chùa Cầu. Kiến trúc Việt Nam truyền thống nằm ở hệ thống sườn gỗ, xà ngang, xà dọc và mái gian trước, gian sau. Đến nay, do được xây dựng từ loại gỗ quý hiếm, chắc chắn và bền vững, ngôi nhà vẫn giữ được vẹn nguyên vẻ đẹp từ hai thế kỷ trước dù đã trải qua nhiều biến cố.

5. Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An là nơi lưu giữ những hiện vật, hình ảnh, tư liệu thể hiện sự thay đổi về văn hóa, lịch sử và con người ở phố cổ Hội An từ thuở sơ khai cho đến ngày nay. Các thời kỳ được trưng bày tại bảo tàng bao gồm:

  • Thời kỳ tiền - sơ sử: Trưng bày các cổ vật và hình ảnh về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức…; tiền đồng Trung Quốc, trang sức mã não, thuỷ tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ hoặc Trung Đông…
  • Thời kỳ Champa (thế kỷ thứ II – thế kỷ XV) hay cũng chính là khởi đầu của thời kỳ vàng son, thịnh vượng tại Hội An: Bảo tàng trưng bày các hiện vật gốm gồm các loại mảnh, hoa văn gốm, gạch Chăm và kèm theo các hình ảnh minh chứng cho thời kỳ. Qua đó, phần nào thể hiện được một thời kỳ phồn thịnh của kinh đô Champa xưa.
  • Thời kỳ Đại Việt (Thế kỷ thứ XV - Thế kỷ thứ XIX): Trong thời kỳ này, bảo tàng trưng bày lượng lớn hiện vật gốc và hình ảnh về công cụ được sử dụng trong giao thương, sản phẩm làng nghề truyền thống tại Hội An. Du khách có thấy sự khác biệt giữa gốm Việt Nam với gốm của một số nước có mối quan hệ giao lưu buôn bán với Hội An lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, bảo tàng còn trưng bày một số tư liệu viết về Hội An thời kỳ này.
  • Ngoài ra, trong bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An còn có phòng trưng bày những tác phẩm về Hội An dưới con mắt của các họa sĩ đã từng thăm địa danh này. Các bức tranh được làm nên từ đa dạng chất liệu như sơn dầu, sơn màu, bột màu, than chì, thuốc nước…

6. Chợ Hội An

Nằm giữa lòng phố cổ, chợ Hội An là thiên đường ẩm thực dành cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Ở đây, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức các đặc sản của phố Hội như cao lầu, bánh đa xúc hến, bánh hoa hồng trắng, bánh ướt cuốn thịt nướng, bánh đập… Các món ăn được bán trong chợ đều có giá cả phải chăng và được đề rõ giá nên du khách không cần phải lo bị “chặt chém”. Chợ Hội An mở từ 6h sáng đến 22h đêm nên bạn gần như có thể vào chợ và thưởng thức các món ăn ở đây vào mọi thời điểm trong ngày.

7. Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm là quần thể đảo bao gồm 1 đảo chính và 8 đảo nhỏ xung quanh, có diện tích khoảng 15km và nằm cách thành phố Hội An khoảng 20km. Du khách có thể đi tới đảo bằng ô tô, ca nô cao tốc hoặc tàu gỗ. Đến Cù Lao Chàm, du khách có thể ngắm vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên; lặn ngắm rặng san hô; đón bình minh, hoàng hôn tại Eo Gió hoặc tham gia các hoạt động trải nghiệm khác.

Theo kinh nghiệm của khách du lịch, thời điểm đẹp nhất để tham quan Cù Lao Chàm là vào khoảng tháng 5 tới tháng 7, khi biển lặng, thời tiết khô ráo, có nắng ấm. Với du khách từ Đà Nẵng muốn đến Cù Lao Chàm trước khi tham quan Hội An có thể di chuyển bằng xe riêng Đà Nẵng đi Hội An hoặc taxi để ra cảng Cửa Đại và đi ca nô cao tốc ra đảo.

8. Rừng dừa Bảy Mẫu

Rừng dừa Bảy Mẫu hay rừng dừa Cẩm Thanh, chỉ cách thành phố Hội An khoảng 3km nên du khách có thể dễ dàng di chuyển đến bằng ô tô hoặc xe máy. Cánh rừng này từng gắn liền với thời kỳ kháng chiến của dân tộc ta và là khu căn cứ địa cách mạng quan trọng do có địa hình thuận lợi, giúp dân ta giành nhiều chiến thắng. Ngày nay, tận dụng vẻ đẹp nguyên sinh của rừng dừa, nơi đây đã được khai thác trở thành khu du lịch sinh thái và thu hút được du khách cả nước đến tham quan và trải nghiệm. Tại rừng dừa Bảy Mẫu, du khách có thể đi thuyền thúng ngắm cảnh, tận hưởng không khí trong lành hoặc xem múa thúng, đua thuyền… Đây cũng là địa điểm thích hợp để du khách mua quà lưu niệm cho người thân bởi những vật phẩm ở đây được làm bằng lá dừa rất độc đáo và mới lạ.

9. Làng gốm Thanh Hà

Với những du khách muốn khám phá, tìm hiểu về các làng nghề truyền thống thì làng gốm Thanh Hà chính là điểm đến dành cho bạn. Thời gian làng gốm mở cửa đón du khách tham quan là từ 8h sáng đến 17h30 hàng ngày với giá vé dành cho người lớn là 35.000 VNĐ/người và trẻ em là 15.000 VNĐ/người. Tại đây, bạn sẽ được chứng kiến tận mắt quy trình các nghệ nhân tỉ mỉ và khéo léo tạo hình gốm từ đất sét, vẽ trang trí, hong khô gốm và đưa vào lò nung. Và tất nhiên, hoạt động được du khách yêu thích nhất chính là tự tay làm nên những sản phẩm đồ gốm dưới sự hướng dẫn tận tình của các chuyên gia. 

10. Làng rau Trà Quế

Làng rau Trà Quế được coi là vựa rau lớn nhất khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng. Các hộ dân ở đây luân canh, xen canh hơn 20 loại rau ăn lá khác nhau. Làng rau chính là địa điểm cung cấp nguồn rau tươi xanh quanh năm. Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm các hoạt động như đi dạo quanh vườn rau, học hỏi kinh nghiệm và tham gia trồng rau, tưới nước, bón phân cùng người nông dân hoặc tham gia buổi học nấu ăn cùng người bản xứ. 

Tham khảo từ bachhoaxanh.com

Zalo Facebook
Liên hệ