Hội quán là tên gọi để chỉ ngôi nhà chung của một đoàn thể, nơi này dùng để làm nơi hội họp, giao lưu của các hội viên trong đoàn thể. Các hội quán tại Hội An chủ yếu là của cộng đồng người Hoa đang sinh sống tại mảnh đất này, dùng làm nơi hội họp, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, gửi gắm tình cảm. Kiến trúc cổ của các hội quán người Hoa đã góp phần tô điểm thêm nét độc đáo cho diện mạo khu phố cổ Hội An.
Thuê xe du lịch là một lựa chọn hoàn hảo để du khách tự do di chuyển, khám phá các địa điểm du lịch và có được một chuyến đi đáng nhớ tại Hội An.
VIP Sedan cho thuê xe du lịch từ 4 đến 45 chỗ thuộc nhiều phân khúc giá khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Dù bạn muốn thuê xe du lịch cho gia đình, doanh nghiệp, khách VIP,... chúng tôi đều có thể đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Quý khách liên hệ với VIP Sedan để được tư vấn loại xe, lộ trình và nhận báo giá chi tiết.
Với dịch vụ cho thuê xe du lịch, thuê xe có tài xế riêng của VIP Sedan, bạn có thể tự do di chuyển giữa các điểm tham quan theo ý muốn mà không phải tuân theo lịch trình của tour du lịch, đồng thời được quyền thay đổi điểm đến trên đường đi.
Bên cạnh đó, khi thuê xe du lịch, bạn có thể dừng lại ngắm nhìn, checkin tại hội quán trong thời gian mà bạn muốn, không bị giới hạn thời gian như đi du lịch theo tour. Bạn sẽ có nhiều thời gian tham quan kiến trúc hội quán, giao lưu với người dân địa phương, tìm hiểu văn hóa bản địa, thưởng thức món ăn ngon.
Do đó, du khách thuê xe du lịch, thuê xe có tài xế riêng như xe riêng Đà Nẵng đi Hội An, xe riêng Đà Lạt đi Hội An,... du khách sẽ được khám phá các hội quán cổ ở Hội An theo cách riêng của mình và tận hưởng trọn vẹn những hoạt động thú vị tại mỗi hội quán.
Các hội quán tập trung chủ yếu ở khu phố cổ Hội An, cách Đà Nẵng khoảng hơn 30km. Nếu thuê xe du lịch xuất phát từ Đà Nẵng, du khách sẽ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ di chuyển để đến khu vực tập trung nhiều hội quán. Các khách du lịch từ xa tới có thể đi máy bay đến sân bay Đà Nẵng, sau đó thuê xe du lịch hoặc xe đưa rước sân bay, taxi Đà Nẵng để di chuyển đến Hội An.
Top 5 hội quán cổ được nhiều du khách ghé thăm khi đến Hội An bao gồm:
Cả năm hội quán đều nằm dọc theo đường Trần Phú từ Chùa Cầu đến hội quán Triều Châu. Bạn có thể tham quan cả 5 hội quán theo thứ tự: Quảng Đông -> Ngũ Bang -> Phước Kiến -> Hải Nam -> Triều Châu. Hội quán Quảng Đông tọa lạc ở vị trí gần chùa Cầu nên tham quan xong hội quán, du khách có thể đi bộ sang chùa Cầu.
Hội quán Phước Kiến là hội quán lớn nhất và cổ nhất tại Hội An, được xây dựng vào những năm 1690 bởi dòng họ Phúc Kiến đầu tiên ở vùng đất này. Trải qua nhiều lần tu sửa do người Phúc Kiến ở Hội An đóng góp, hội quán thu hút khách tham quan bởi vẻ đẹp cầu kỳ của cổng tam quan và chánh điện bên trong, cách nhau bằng khoảng sân nhỏ. Cách thiết kế này khiến cho du khách tưởng như mình đi lạc vào một ốc đảo nằm tách biệt khỏi đường phố ồn ào, nhộn nhịp.
Bên trong Hội quán Phước Kiến có treo nhiều vòng nhang lớn, đây là một cách bài trí truyền thống trong các ngôi chùa của người Hoa. Vòng nhang lớn được thắp cháy liên tục trong 30 ngày, mỗi vòng nhang đều gắn tờ giấy ghi lời cầu nguyện sức khỏe, tài lộc và may mắn của người thắp hương.
Cổng tam quan của Hội quán Phước Kiến
Hội quán Ngũ Bang nằm ở vị trí trung tâm khu phố cổ Hội An, hướng ra sông Hoài. Theo các tư liệu còn sót lại ngày nay, hội quán Ngũ Bang được cho là xây dựng khoảng năm 1741, dù đã trải qua nhiều đợt trùng tu những về cơ bản vẫn giữ nguyên lối kiến trúc ban đầu.
Hội quán Ngũ Bang còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Dương Thương Hội quán, Chùa Bà, Chùa Ngũ Bang, trường Lễ Nghĩa, Hội quán Trung Hoa,... Gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu - vị nữ thần hộ biển của người Hoa. Hai gian bên cạnh thờ Tài Bạch Tinh Quân và Quan Âm Bồ Tát. Nhìn chung, Hội quán Ngũ Bang là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và họp hội đồng hương chung của cả 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Gia ứng, Hải Nam và Quảng Đông.
Hội quán Triều Châu được xây dựng từ năm 1845, có niên đại hơn trăm năm tuổi. Công trình này gây ấn tượng với du khách nhờ những họa tiết trang trí bằng gỗ độc đáo. Mặt tiền của công trình là những mảng tường được chạm trổ tinh tế thành nhiều hình dạng như cá chép hóa rồng, tứ linh, hồ điệp,... Hằng năm, cứ vào tết Nguyên tiêu, hội quán sẽ tổ chức lễ cầu phước và cúng giỗ tiền hiền.
Trong hội quan có nhiều nhiều bức hình về hội quán và các thành viên trước đây của hội quán. Ngắm nhìn những bức hình giúp khách tham quan hiểu hơn về hội quán và phố cổ Hội An ngày xưa. Hội quán nằm khá xa khu vực trung phố cổ nên khá vắng người, thích hợp cho những du khách thích không gian yên tĩnh.
Mặt tiền của hội quán được trạm trổ tinh tế
Hội quán Hải Nam được xây dựng vào năm 1875 và trải qua cuộc đại trùng tu vào năm 1931. Hội quán được thiết kế theo hình chữ quốc với quy mô rộng lớn chạy dài từ đường Trần Phú đến đường Phan Chu Trinh, gồm tòa nhà chính điện, nhà tiền điện, 2 nhà Đông Tây. Các án thờ được chạm khắc nổi, mạ vàng hết sức lộng lẫy uy nghi.
Ban đầu Hội quán Hải Nam được xây dựng để thờ 108 thương nhân người Hoa bị chết oan. Vua Tự Đức đã cho người tra xét rõ ràng, trừng trị kẻ phạm tội và sắc phong những người chết oan là "Chiêu Ứng Anh Liệt" để an ủi vong linh. Tương truyền rằng các vị này rất linh ứng, thường xuyên hiển linh giúp đỡ tàu thuyền gặp nạn trên biển.
Hội quán Hải Nam thời Chiêu Ứng Anh Liệt
Hội quán Quảng Đông nằm ở phía Tây của đường Trần Phú, được xây dựng khá muộn vào khoảng cuối thế kỷ 19. Nhà tiền điện có quy mô khá lớn, được xây dựng, chạm trổ một cách tinh xảo, mái tạo dáng cong vút, nhiều tầng.
Chính điện có hệ thống cột kèo đồ sộ được liên kết bởi các chồng rường giả thủ vững chắc. Ngoài ra, trong hội quán còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, phản ánh nét độc đáo trong văn hóa của người Hoa.
Các hội quán cách khu vực chợ Hội An không quá xa. Sau khi tham quan các hội quán, du khách có thể ghé qua chợ để thưởng thức các món ăn đặc sản nổi tiếng như mì Quảng, cao lầu, cơm gà Hội An, chè bắp Hội An, chè mè đen, chè hạt sen, bánh bèo, bánh vạc, bánh đập, bánh ướt cuốn thịt nướng,...