Khám phá Làng cổ Phước Tích hơn 500 tuổi từng làm "om ngự" tiến vua

1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Thuê xe du lịch là lựa chọn phổ biến và tiện lợi đưa bạn đi làng cổ Phước Tích. Đến đây, bạn sẽ được tham quan nhà rường cổ, trải nghiệm làm gốm, đi thuyền trên sông Ô Lâu,...

Làng cổ Phước Tích ở đâu?

Làng cổ Phương Tích có địa chỉ tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 35km. Đây là ngôi làng cổ thứ 2 được Nhà nước công nhận và cấp bằng Di tích quốc gia, bên cạnh làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).

Thuê xe du lịch từ các tỉnh thành như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Nam,... đi đến làng cổ Phước Tích là lựa chọn nhanh chóng, tiện lợi vì đây là các tỉnh thành khá gần Huế. 

Không gian thanh bình tại Làng cổ Phước Tích

Trong trường hợp du khách xuất phát từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh (Sài Gòn) mà muốn đi thẳng đến làng cổ Phước Tích thì mua vé máy bay đến sân bay Phú Bài rồi tiếp tục đi xe sân bay hoặc taxi sân bay (VIP Sedan có dịch vụ xe đón rước sân bay) đến ngôi làng. 

Tuy nhiên, nếu gia đình bạn muốn ghé thăm các địa điểm du lịch khác trên đường đến Huế thì vẫn nên thuê xe du lịch hoặc xe riêng có tài xế để có thể ngắm cảnh, check in dọc đường. Du khách hãy chú ý giữ gìn sức khỏe trên đường đi bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý nhé. 

Thuê xe du lịch đi Làng cổ Phước Tích của VIP Sedan

Ưu điểm của dịch vụ thuê xe VIP Sedan đi Làng cổ Phước Tích

VIP Sedan sở hữu mạng lưới xe du lịch trên phạm vi toàn quốc, bao gồm các xe du lịch đi Làng cổ Phước Tích và nhiều địa điểm nổi tiếng khác tại Huế. Nếu bạn đang tìm xe du lịch đi Làng cổ Phước Tích, có thể cân nhắc dịch vụ cho thuê xe du lịch của VIP Sedan. 

VIP Sedan cung cấp dịch cho thuê xe du lịch các loại: xe 4 chỗ, xe 7 chỗ, xe 16 chỗ, xe 20 chỗ, xe 30 chỗ, xe 45 chỗ,... Với những xe trên 16 chỗ, bạn hãy liên hệ với VIP Sedan trước để chúng tôi sắp xếp xe cho quý khách. Bên cạnh đó, quý khách hứng thú với xe sang thì có thể cân nhắc các xe dịch vụ cao cấp của VIP Sedan như thuê xe Carnival, thuê xe Limousine Dcar,...

Dàn xe của VIP Sedan là tập hợp xe đời mới, đăng kiểm đầy đủ, thường xuyên được bảo dưỡng và kiểm tra chất lượng, đảm bảo xe vận hành êm ái trong suốt hành trình. Sau mỗi chuyến đi, xe đều được vệ sinh, khử mùi sạch nhằm mang lại không gian sạch sẽ, thông thoáng cho hành khách. 

Đặc biệt, đội ngũ tài xế VIP Sedan được đào tạo bài bản và có nhiều năm kinh nghiệm lái xe đường dài nên bạn có thể yên tâm về kỹ năng lái xe cũng như cách phục vụ của tài xế. Hơn nữa, tài xế của VIP Sedan có kiến thức về du lịch địa phương nên trong trường hợp bạn muốn thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương, tài xế sẽ giới thiệu cho bạn một số nhà hàng, quán ăn ngon có giá cả hợp lý. 

Các xe đi Làng cổ Phước Tích của VIP Sedan

Mạng lưới xe của VIP Sedan phân bổ trên toàn quốc. Dù bạn ở đâu, VIP Sedan cũng có thể đến đón bạn. 

Xe Đà Nẵng đi Làng cổ Phước Tích: Làng cổ Phước Tích cách Đà Nẵng khoảng 130km. Du khách đi xe du lịch, xe riêng Đà Nẵng đi Huế đến thăm Làng cổ Phước Tích sẽ mất khoảng 2 tiếng 30 phút. 

Xe Nha Trang đi Làng cổ Phước Tích: Nha Trang cách Huế khoảng 655km, đi ô tô theo đường cao tốc CT.01 (đường cao tốc Bắc - Nam) đến làng cổ Phước Tích mất khoảng nửa ngày. Ngoài thuê xe du lịch, du khách có thể thuê xe riêng Nha Trang đi Huế để chủ động về lịch trình di chuyển. 

Xe Sài Gòn đi Làng cổ Phước Tích: Thành phố Hồ Chí Minh cách Làng cổ Phước tích khoảng hơn 1000km, ước chừng 18 giờ nếu đi bằng ô tô theo đường cao tốc Bắc - Nam. Quãng đường di chuyển tương đối dài và cũng có nhiều cảnh đẹp, du khách có thể dừng lại vui chơi ở Nha Trang, Hội An, Đà Nẵng trước khi đến Huế. Như vậy, bạn sẽ có được một kỳ nghỉ dài ngày cực kỳ thú vị trên chuyến xe du lịch Sài Gòn đi các tỉnh.

Xe Hà Nội đi Làng cổ Phước Tích: Thủ đô Hà Nội cách làng cổ Phước Tích khoảng 630km, ước chừng 11 tiếng di chuyển bằng ô tô theo đường cao tốc Bắc - Nam. Du khách thuê xe Hà Nội đi Huế có thể tiện đường ghé thăm bãi biển Sầm Sơn, bãi biển Cửa Lò, làng Hoàng Trù và làng Sen quê Bác, chùa Chân Tiên, thành cổ Quảng Trị và nhiều địa điểm nổi bật khác.

Dàn xe hiện đại, giá cả hợp lý của VIP Sedan

Lưu ý khi thuê xe du lịch đi Làng cổ Phước Tích 

Bất kể thuê xe du lịch, xe riêng, xe dịch vụ cao cấp, xe đưa đón,... du khách cũng nên tìm hiểu kỹ giá thuê, chính sách phụ thu và đọc kỹ hợp đồng trước khi thuê. VIP Sedan công khai bảng giá chung của các loại xe ngay trên website vipsedan.vn. Tuy nhiên vì lộ trình di chuyển của mỗi khách hàng sẽ có chút khác biệt nên quý khách hãy liên hệ với với VIP Sedan qua số hotline để được tư vấn loại xe phù hợp và báo giá cụ thể cho chuyến đi.

Làng cổ Phước Tích nằm bên dòng sông Ô Lâu

Thời gian lý tưởng tham quan Làng cổ Phước Tích

Bạn có thể ghé thăm Làng cổ Phước Tích bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Trong làng có một số nhà kinh doanh homestay, du khách có nhu cầu qua đêm tại làng nên đặt phòng trước khi đến.

Đặc biệt, vào cuối tháng 7, làng cổ Phước Tích sẽ tổ chức ngày hội "Hương xưa làng cổ" để hưởng ứng Lễ hội "Huế vào Thu" trong sự kiện Festival Huế diễn ra hàng năm. 

Du khách xem người dân làm gốm Phước Tích

Đến thăm làng vào ngày hội, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào phiên chợ "Hương xưa làng cổ", tham quan gian hàng "Ẩm thực miền quê" thưởng thức các món ăn truyền thống của làng Phước Tích, tham quan các sản phẩm phẩm thủ công truyền thống làng nghề, chứng kiến nghi lễ truyền thống của người Pa hy, xem biểu diễn múa hát “Thiên hạ thái bình”, múa hát "Sắc bùa",...

Tìm hiểu lịch sử của Làng cổ Phước Tích

Thuở trước làng cổ Phước Tích vốn là đất của người Chăm, cho đến năm 1306, vua Chăm là Chế Mân đã dâng tặng châu Ô và châu Lý cho Đại Việt làm quà sính lễ khi được vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho. Năm 1307, vua Trần Anh Tông đổi tên hai châu này thành Thuận Châu (phía Nam Quảng Trị) và Hóa Châu (Thừa Thiên Huế ngày nay). 

Vì vậy, chỉ cần dạo một vòng quanh làng Phước Tích, bạn sẽ bắt gặp những di tích còn sót lại của người Chăm xưa như miếu Cây Thị thờ nữ thần Po Nagar, miếu Quảng Tế có tượng yoni cổ,...

Cổng làng PHước Tích

Ngài khai canh làng Phước Tích là Hoàng Minh Hùng, vốn là võ tướng theo vua Lê Thánh Tông tham gia cuộc chiến Bình Chiêm năm 1470. Sau chiến thắng, Hoàng Minh Hùng đã ở lại vùng đất này khai hoang lập ấp cùng với một số đồng hương theo chỉ dụ của vua. Vào những ngày lễ long trọng, văn tế làng xướng tên ngài Hoàng Minh Hùng đầu tiên, tôn phong ngài là khai canh và các vị theo ngài là khai khẩn.

Khám phá Làng cổ Phước Tích cùng VIP Sedan

Tham quan nhà cổ

Trong làng chủ yếu là người già sinh sống, một số nhà đã không còn người ở nữa. Vì thế mà không khí trong làng càng thêm lắng đọng và chậm rãi hơn. 

Trải qua hơn 500 năm, chịu nhiều tàn phá của bom đạn chiến tranh, thiên tai nhưng đến nay làng Phước Tích vẫn lưu giữ được nét cổ kính của các công trình nhà cửa, đền chùa. Làng có 26 ngôi nhà rường cổ có tuổi đời hơn 100 năm, trong đó có 12 ngôi nhà mang giá trị nghệ thuật kiến trúc đặc biệt. Không gian làng Phước Tích có kiến trúc và cách tổ chức điển hình cho mô hình thôn quê của miền Bắc Trung Bộ, đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn. Nước sơn của ngôi nhà đã phai nhạt theo thời gian, nổi bật trên nền xanh của cây cỏ xung quanh. Du khách có thể mang theo hoặc thuê áo tấc, áo ngũ thân để chụp ảnh. 

Du khách tham quan các ngồi nhà cổ trong làng

Trải nghiệm làm gốm

Làng Phước Tích còn nổi tiếng với nghề làm gốm. Cả làng có 12 lò gốm đặt bên dòng sông Ô Lâu, tương đương với 12 bến nước lúc nào cũng tấp nập thuyền bè ghé vào đưa gốm Phước Tích đi bán tứ xứ, đủ để thấy ngôi làng có một thời huy hoàng làm gốm. 

Vượt qua nhiều sản phẩm gốm nổi tiếng, gốm Phước Tích còn được dùng làm những vật dụng trong hoàng cung triều Nguyễn, chẳng hạn như chiếc om nấu cơm cho vua ngày xưa, hay còn gọi là "om ngự". Từ đời vua Minh Mạng đến đời vua Khải Định, hàng tháng dân làng đều dâng lên vua 30 chiếc om Phước Tích.

Nghề gốm từng thịnh hành ở làng Phước Tích là thế mà giờ đây cả làng chỉ còn một xưởng gốm hoạt động do ông Lương Thanh Hiền tái lập. Đến đây, ngoài ngắm, mua sắm gốm, du khách còn có dịp tự tay nhào nặn tu huýt và nghe ông Hiền kể chuyện nghề gốm nức tiếng một thời của làng. 

Du khách trải nghiệm làm gồm

Tu huýt là một loại còi nhỏ làm bằng gốm và cũng là món đồ chơi yêu thích của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ làng Phước Tích. Dưới bàn tay khéo léo của nghệ nhân, còi tu huýt có thể mang nhiều hình thù khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hình con chim. Tiếng kêu của sản phẩm này phụ thuộc vào kỹ thuật chuốt, mài lỗ. Tu huýt được làm bởi nghệ nhân lành nghề thường có âm thanh thánh thót, da diết như tiếng vọng của quê hương. 

Để tìm hiểu nhiều hơn về các sản phẩm gốm truyền thống của làng Phước Tích xưa, du khách hãy ghé thăm nhà ông Lê Trọng Diễn và ngắm nhìn những món đồ gốm xưa được ông Diễn giữ gìn và trưng bày trên kệ gỗ.

Tham quan miếu cây thị

Miếu Cây Thị nằm ở xóm Trung Hòa, được xây bằng gạch vò xưa và có tường bao quanh khuôn viên. Qua cách thờ tự, cách bài trí bình phong hình chim phượng, hai bên có cửa vòm ra vào, có thể nhận định đây là miếu thờ Thánh Mẫu PoNagar của người Chăm đã được Việt hóa trong quá trình chung sống. 

Theo lời kể của các cụ già trong làng, cây thị đã tồn tại từ trước khi làng hình thành. Thân cây rỗng ruột và có thể chứa được khoảng 12 người tính từ gốc lên trên cao. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thân cây thị đã trở thành "hang động" trú ẩn giúp cán bộ cách mạng và dân làng thoát khỏi sự truy lùng của kẻ địch. Du khách có thể vào trong đó tham quan nhưng nhớ phải mang theo đèn pin kẻo gặp rắn. 

Đạp xe quanh làng

Xe đạp được nhiều du khách lựa chọn để đi tham quan các địa điểm trong làng vì vừa rút ngắn thời gian di chuyển vừa tự do dừng lại để checkin, chụp ảnh. Đặc biệt, du khách có thể quét mã QR được lắp đặt tại các điểm nổi bật trong làng để đọc các câu chuyện về miếu Cây Thị, miếu Quảng Tế, lò gốm,... trên điện thoại. 

Du khách tham quan toàn bộ ngôi làng bằng xe đạp

Khu vực làm việc của Ban quản lý Làng cổ Phước Tích nằm ở đầu làng, du khách có thể thuê xe đạp tại đó. Các xe đạp do Ban quản lý cung cấp đã được lắp đặt thiết bị thuyết minh tự động, du khách dừng ở địa điểm bất kỳ và bấm vào mã số có trên máy thuyết minh tương ứng trên bản đồ sẽ được nghe các câu chuyện về ngôi làng qua ứng dụng thuyết minh. 

Đi thuyền trên sông Ô Lâu

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu hiền hòa, uốn lượn mềm mại như lụa. Nhiều khách hàng thuê xe du lịch của VIP Sedan đến làng đều nhận xét đoạn sông Ô Lâu đẹp nhất là đoạn chảy qua địa phận làng Phước Tích. 

Du khách đam mê bộ môn chèo thuyền SUP đừng nên bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm loại hình du lịch này tại làng Phước Tích. Sau khi được huấn luyện kỹ năng chèo SUP, du khách sẽ bắt đầu chèo từ bến nước dọc làng cổ Phước Tích, xuôi theo dòng Ô Lâu ngắm trọn khung cảnh sông nước bình yên, thơ mộng.

Du khách chèo SUP trên dòng sông Ô Lâu  

Thưởng thức các món bánh

Khi nghề gốm không còn thịnh hành, người dân trong làng dần chuyển sang làm bột bột gạo, bột lọc, bột nếp,... và bán lại cho người dân quanh vùng. Từ nguyên liệu bột sẵn có, với đôi bàn tay khéo léo, người dân đã làm nên nhiều loại bánh thơm ngon. 

Làng Phước tích có nghề làm bánh rất ngon

Vì thế mà có một thời mọi người gọi làng này là làng bột, làng bánh. Đến với Làng cổ Phước Tích, du khách sẽ được thưởng thức còn nhiều loại bánh ngọt như bánh lá gai, bánh phu thê, bánh khoai tía, bánh vả,... 

Zalo Facebook
Liên hệ