Thiền viện Thường Chiếu là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất khu vực miền Nam.
Thiền viện Thường Chiếu cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 55km. Khoảng cách thực tế có thể thay đổi phụ thuộc vào vị trí xuất phát của bạn. Đoàn chúng tôi thuê xe du lịch Sài Gòn, khởi hành từ vị trí trung tâm thành phố đến thiền viện mất khoảng 1 giờ 25 phút để đến nơi.
Tuyến đường phổ biến nhất là đi đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, qua trạm phí cao tốc Long Thành Dầu Giây rồi rẽ phải vào đường quốc lộ 51. Bạn chạy thẳng trên đường quốc lộ 51 khoảng 15km sẽ thấy thiền viện Thường Chiếu ở bên trái đường.
Tính đến tháng 4 năm 2024, sân bay quốc tế Long Thành vẫn đang trong giai đoạn xây dựng. Vì thế, du khách phải đi máy bay đến sân bay Tân Sơn Nhất ở TP. Hồ Chí Minh (Sài Gòn), sau đó đi taxi sân bay Tân Sơn Nhất đến thiền Viện. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn phương tiện thay thế như xe máy, xe buýt, thuê xe Limousine Dcar,... để di chuyển đến thiền viện.
Đối với du khách ở quanh khu vực sân bay Long Thành, bạn vẫn có thể thuê xe sân bay Long Thành đến thiền viện Thường Chiếu với quãng đường 30km và tổng thời gian di chuyển khoảng 50 phút.
VIP Sedan cho thuê xe đi thiền viện Thường Chiếu
Thiền viện Thường Chiếu được sáng lập bởi Hòa thượng Thích Thanh Từ vào năm 1974. Chùa được xây dựng trên nền đất rộng 52 hecta. Đến nay, thiền viện Thường Chiếu đã trở thành một đại tự với hàng trăm tăng sinh, chú tiểu, thu hút đông đảo khách hàng hương ghé thăm. Đồng thời, nơi này còn là một trong những trung tâm thiền học danh tiếng của Hội Phật giáo Việt Nam. Tên gọi của thiền viện được lấy theo tên của một vị thiền sư nổi tiếng (Thiền sư Thường Chiếu), từng làm quan dưới triều vua Lý Cao Tông.
Thiền viện Thường Chiếu có không gian rộng rãi, nhiều cây xanh nên không khí nơi đây rất trong lành, thoáng mát. Cổng tam quan sừng sững làm bằng đá, luôn rộng mở chào đón Phật tử khắp mọi nơi đến. Cửa chính treo biển “THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU”, cửa trái treo biển “BẤT NHỊ MÔN” và cửa phải treo biển “GIẢI THOÁT MÔN”.
Cổng thiền viện Thường Chiếu
Cách ra vào cổng tam quan đúng cho khách hành hương là vào ở cửa trái và ra ở cửa phải, tránh đi cửa giữa để thể hiện sự tôn trọng và kính sợ thần linh. Thực tế ngày nay mọi người vẫn có thể ra vào cửa chính bình thường, nhưng dù đi vào cửa nào thì cũng nên có thái độ khiêm nhường và tĩnh tâm, không nói chuyện thị phi, cười đùa vô ý.
Phần lớn các công trình sử dụng chất liệu xi măng cốt thép nhưng vẫn giữ nguyên vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát của thiết kế truyền thống. Mái thiền viện lợp ngói đỏ âm dương, độ dốc thoai thoải, đầu mái cong nhẹ hình mũi thuyền gợi nhớ đến đời sống gắn liền với sông nước của người dân Nam Bộ.
Công trình kiến trúc thiền viện Thường Chiếu gồm nhiều hạng mục như chánh điện, tổ đường, thiền đường, tăng đường, trai đường, nhà khách, thư viện, La Hán đường,...
Mộc góc của công trình kiến trúc thiền viện Thường Chiếu
Khu vực thờ Phật được trang trí theo mô hình tứ trụ truyền thống thường thất ở các ngôi chùa Nam Bộ. Chính giữa thờ duy nhất tượng Phật Thích Ca sơn son thếp vàng khổng lồ, đây là cách thờ tự đặc trưng của các thiền viện, khác với chùa làng. Hai bên tượng là đôi độc bình cẩm xà cừ cao 3,5 mét.
Chánh điện của thiền viện Thường Chiếu
La Hán đường là nơi thờ 18 vị La Hán trong Phật giáo. Đây được xem là một trong những công trình lớn nhất ở miền Nam thể hiện rõ kiến trúc truyền thống Phật giáo Nam Bộ. Bước vào La Hán đường, du khách sẽ thấy công trình này được làm từ các loại gỗ quý, dựng theo kiến trúc ba gian truyền thống. Mười tám bức tượng La Hán mang những tư thế khác nhau, tạo nên cảnh tượng vô cùng trang nghiêm, trầm tĩnh nhưng cũng không kém phần độc đáo.
Phía trước chính điện đặt lầu chuông và gác trống được làm hoàn toàn bằng gỗ, đề tên chữ Hán, mang lại cảm giác cổ kính và trang nghiêm. Hai bên và phía sau chánh điện còn có một số công trình phụ khác như các tòa bảo tháp, thiền trai đường, thư viện, tăng thất, bệnh xá,...
Đặc biệt, trong tông môn tàng thư tại thiền viện Thường Chiếu lưu giữ nhiều đầu sách quý hiếm về Phật giáo. Nếu có hứng thú, bạn có thể ghé thăm để mở mang, học hỏi thêm nhiều điều bổ ích về thuyết pháp Phật giáo.
Trong khuôn viên của thiền viện không chỉ có những hàng cây xanh mát mọc thành hàng thẳng tắp mà còn có một hồ cá koi với cây cầu vắt ngang và một đình cổ để mọi người đến hóng mát, vãn cảnh. Ngắm nhìn đàn cá bơi lội tung tăng dưới nước, lắng nghe tiếng chim muông, tiếng cỏ cây rì rào theo gió khiến lòng ai nấy đều bình tâm đến lạ.
- Tất cả mọi hoạt động trong thiền viện đều tuân theo lời dạy chánh pháp của Đức Phật nên rất khoa học, có nề nếp, quy củ. Đặc biệt, trong thiền viện không đốt vàng mã, cúng sao, giải hạn, cầu siêu, trai đàn,... tạo ra một nét riêng mới trong sinh hoạt tín ngưỡng của thiền viện.
- Hàng ngày trong thiền viện tổ chức các thời khóa tập tu thiền kết hợp với giảng pháp được chủ trì bởi các cao tăng uyên thâm và lành thiện. Buổi tối hàng ngày, thiền viện tổ chức các khóa lễ ngắn cho những người đến chùa có nhu cầu tụng kinh, bái sám. Kinh điển trì tụng trong các khóa lễ tại thiền viện Thường Chiếu không viết bằng chữ Hán mà được viết bằng chữ quốc ngữ, biên tập gọn nhẹ, dễ đọc, dễ hiểu.
- Tại thiền viện có tổ chẩn trị y học cổ truyền điều trị miễn phí cho khoảng 300 bệnh nhân hàng ngày từ khắp nơi đổ về chữa bệnh.