Nhận diện những loại bằng lái ô tô của tài xế cho khách du lịch

1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
VIP Sedan giúp bạn nhận diện, phân biệt những loại bằng lái ô tô phổ biến hiện của tài xế lái xe để bạn dễ dàng nhận biết tính xác thực của loại bằng lái mà họ cho bạn xem.

Theo quy định của pháp luật, mỗi loại giấy phép lái xe, hay còn gọi là bằng lái xe, chỉ cho phép lái một số phương tiện nhất định. Nếu bạn đang có ý định thuê xe du lịch Sài Gòn từ 4 - 7 chỗ ngồi, tài xế lái xe phải có bằng B2 trở lên. 

Bằng lái xe ô tô hạng B1

Từ năm 2016, bằng lái hạng B1 được Bộ giao thông vận tải chia thành 2 loại: 

  • Bằng B11: Là loại bằng lái dành cho người điều khiển xe ô tô số tự động; có thời hạn đối với nam là đủ 60 tuổi và nữ là 55 tuổi.
  • Bằng B12: Là loại bằng lái dành cho người điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động. Bằng B12 cũng có thời hạn 10 năm. Cứ mỗi 10 năm, bạn phải đến sở GTVT cấp đổi một lần.

Người sở hữu bằng lái xe ô tô B1 không được hành nghề lái xe kinh doanh, dịch vụ vận tải, vận chuyển hành khách, hàng hóa mà chỉ được lái xe phục vụ nhu cầu vận chuyển, đi lại của cá nhân, gia đình, xe công ty. Do đó, nếu người lái xe chỉ có bằng B1 thì không được phép lái xe taxi, xe du lịch chở khách. 

VIP Sedan cung cấp xe du lịch, xe riêng có lái

Bằng lái xe ô tô hạng B2

Bằng lái ô tô hạng B2 là bằng lái phổ biến nhất, có thời hạn là 10 năm, hết 10 năm phải đi gia hạn bằng lái. Người sở hữu bằng B2 có thể hành nghề lái xe và được điều khiển các loại xe dưới đây:

  • Ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Do đó, nếu bạn thuê xe du lịch, thuê xe ô tô có tài xế riêng (ví dụ: xe riêng Sài Gòn đi Vũng Tàu, xe riêng Đà Nẵng đi Huế,...) từ 4 đến 9 chỗ ngồi, tài xế tối thiểu phải có bằng B2. Trong trường hợp bạn thuê xe hơn 9 chỗ ngồi hoặc xe có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên, tài xế phải có một trong số những loại bằng lái hạng cao hơn B2 mà VIP Sedan giới thiệu dưới đây tùy theo loại xe.

Tài xế xe du lịch phải có tối thiểu bằng lái B2 trở lên

Bằng lái xe hạng C

Bằng lái xe hạng C chủ yếu dành cho các đối tượng hành nghề lái xe có trọng tải trên 3,5 tấn, cụ thể là những phương tiện dưới đây: 

  • Ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
  • Máy kéo và kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3.500 kg trở lên.
  • Các loại xe cho phép loại bằng B1 và B2 điều khiển. 

Do đó, tài xế có bằng C hoàn toàn có thể điều khiển những loại xe 4 hoặc 5 chỗ ngồi chở người. Tuy nhiên, bằng hạng C không được lái các phương tiện sau đây: 

  • Bằng hạng C không được lái xe ô tô trên 9 chỗ ngồi (xe khách 16 chỗ trở lên, xe mini van trên 9 chỗ,...).
  • Bằng hạng C không được lái các dòng xe tải hạng nặng như container. Để được lái container, tài xế phải sở hữu bằng hạng C đủ 3 năm, sau đó nộp hồ sơ xin nâng hạng bằng lái lên hạng FC.

Khi kiểm tra bằng lái của tài xế, hành khách nên chú ý đến thời hạn của bằng. Theo quy định hiện hành, thời hạn của bằng lái xe hạng C là 5 năm tính từ ngày cấp. Hết 5 năm, người có bằng hạng C cần làm thủ tục gia hạn bằng lái mà không cần thi lại. 

Bằng lái xe hạng D

Người có bằng lái xe hạng D được phép lái các loại xe sau đây:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C

Như vậy, tài xế lái xe du lịch từ 10 đến 30 chỗ ngồi phải có bằng lái xe hạng D. Nếu đoàn của bạn thuê xe từ 10 - 30 chỗ ngồi mà phát hiện tài xế có bằng lái hạng thấp hơn D (ví dụ hạng B1, B2, C), hãy yêu cầu đổi tài xế khác để đảm bảo an toàn. Mặt khác, nếu bị cảnh sát giao thông phát hiện tài xế không đủ điều kiện điều khiển loại xe du lịch này, cả đoàn có thể phải tạm dừng chuyến đi của mình để chờ tài xế khác đến thay. 

Thời hạn sử dụng của bằng lái hạng D là 5 năm kể từ ngày cấp được in trên bằng. Hết 5 năm, người có bằng hạng D phải đi gia hạn. 

Bằng lái xe hạng E

Với bằng lái xe hạng E, tài xế có thể điều khiển xe nhiều chỗ ngồi hơn so với hạng D, cụ thể là:

  • Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Vì vậy người có bằng lái xe hạng E có thể hành nghề lái xe và được điều khiển nhiều loại phương tiện như xe du lịch 45 chỗ ngồi, xe khách giường nằm, xe buýt, xe bán tải, xe tải, xe riêng từ 4 - 45 chỗ ngồi (xe riêng Sài Gòn đi Mũi Né, xe riêng Sài Gòn đi Tây Ninh,...). Tuy nhiên, nếu muốn điều khiến xe container, người lãi vẫn phải có bằng lái xe hạng F. 

Bằng lái xe hạng F

Bằng lái xe hạng F là giấy phép hạng cao nhất trong tất cả các loại bằng lái ô tô. Bằng lái hạng F không thể thi lấy bằng trực tiếp mà phải trải qua quá trình nâng hạng bằng lái từ B2, C, D hoặc E lên F.

Bằng lái hạng F không thể thi mà phải trải qua quá trình nâng hạng

Như vậy, người có bằng hạng B2, C, D và E muốn điều khiển các loại xe ô kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa cần phải nâng lên hạng F với các mức tương ứng như sau:

Hạng FB2: Các loại xe nằm trong quy định của bằng B2 có kéo theo rơ moóc

Hạng FC: Các loại xe nằm trong quy định của bằng C và B2 có kéo theo rơ moóc

Hạng FD: Các loại xe nằm trong quy định của bằng D, C, B2 có kéo theo rơ moóc

Hạng FE: Các loại xe nằm trong quy định của bằng E, D, C và B2 có kéo theo rơ moóc

Zalo Facebook
Liên hệ